Nhiếp ảnh Gia Lai: Những góc nhìn tươi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 20-10, Ban tổ chức Festival Nhiếp ảnh trẻ 2021 công bố các tác phẩm đạt giải, trong đó Gia Lai có 1 huy chương đồng. Đây cũng là giải thưởng mà 1 tay máy khác trên địa bàn tỉnh đạt được tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 26. Tuy số lượng giải thưởng không nhiều song đã ghi nhận nỗ lực của các nhiếp ảnh gia trong điều kiện tác nghiệp hết sức hạn chế do dịch Covid-19.
1. Được Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tổ chức định kỳ 2 năm/lần, Festival Nhiếp ảnh trẻ thu hút lực lượng cầm máy trẻ từ 18 đến 35 tuổi (kể cả người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài), góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến công chúng trong nước và quốc tế; khuyến khích sự quan tâm, gắn kết, tham gia của giới trẻ đối với nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng và các vấn đề xã hội nói chung. Năm nay, từ 1.895 tác phẩm gửi về tham dự, Ban tổ chức đã chọn 128 tác phẩm của 85 tác giả để trưng bày. Đặc biệt, 19 tác phẩm xuất sắc nhất đã được trao giải với 1 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 5 huy chương đồng và 9 giải khuyến khích. 
Riêng Gia Lai có 7 tác phẩm của 4 tác giả: Chu Thế Dũng, Nguyễn Tấn Kần, Phạm Trần Bình và Hoàng Quốc Vĩnh được chọn trưng bày. Họ đều chưa phải hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Điều này cho thấy sự năng động, nỗ lực tự học hỏi và đầu tư sáng tạo của mỗi người. Với những tìm tòi, thể nghiệm mới, các tác phẩm đã thể hiện ấn tượng, sinh động những vấn đề của cuộc sống đương đại; vẻ đẹp con người, văn hóa một vùng đất cùng khát khao vươn lên của người trẻ.
Tác phẩm
Tác phẩm "Tiến lên phía trước" của tác giả Phạm Trần Bình.
Tay máy Phạm Trần Bình-Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, người vừa đạt huy chương đồng tại Festival-cho hay anh mê nhiếp ảnh từ khá lâu nhưng mới tham gia các cuộc thi hơn 1 năm nay. Từ góc chụp trên cao bằng flycam, tác phẩm “Tiến lên phía trước” (thể loại ảnh hiện thực) ghi lại sinh động cảnh một đoàn vận động viên xuất phát trên đường đua Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62 tổ chức tại TP. Pleiku (tháng 3-2021). Sức chuyển động rùng rùng và màu áo sặc sỡ của các vận động viên đã làm bật lên nét khỏe khoắn, đầy sức hút của môn thể thao ngày càng được nhiều người ưa thích. Tuy công việc khá bận rộn nhưng anh vẫn dành thời gian rỗi cho đam mê nhiếp ảnh. Chia sẻ về giải thưởng đầu tay, anh khiêm tốn: “Tất nhiên là tôi cảm thấy rất vui, nhưng một phần cũng nhờ sự may mắn”. 
2. Cũng tận dụng thiết bị flycam với lợi thế độ cao, tác giả Lê Văn Vinh-nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Hùng Vương đạt huy chương đồng với tác phẩm “Vun cà phê” tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 26 (lễ trao giải trực tuyến diễn ra ngày 8-10 vừa qua).
Tác giả Lê Văn Vinh trải lòng: Bao năm gắn bó với bục giảng, nghỉ hưu 4 năm nay, ông chọn nhiếp ảnh làm thú vui. Và bộ môn nghệ thuật này đã giúp ông có cơ hội đặt chân đến nhiều vùng đất trong và ngoài tỉnh, nhiều nơi lần nào đến cũng thích. Ngỡ ngàng trước những trải nghiệm bao nhiêu, ông càng muốn thu vào ống kính nhiều cảnh sắc cuộc sống bấy nhiêu. Tranh thủ thời gian giữa các đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19, ông lại cùng các tay máy vác ba lô lên và đi. Nói về tác phẩm “Vun cà phê” bối cảnh là một kho thu mua cà phê ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai), ông cho hay: “Tôi theo chủ đề này đến mấy buổi. Chiều ấy, thấy ánh sáng quá đẹp, tôi cho bay flycam tầm thấp và chụp được bức ảnh ưng ý, nắm bắt đúng khoảnh khắc. Tác phẩm phản ánh vẻ đẹp mang tính công nghiệp trong lao động, sản xuất. Nhưng theo tôi, chỉ vài tấm ảnh đạt giải chưa nói lên điều gì. Quan trọng là nhiếp ảnh khiến mình thấy cuộc sống thật ý nghĩa”.
Tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 26, ngoài giải thưởng trên, Gia Lai còn có 22 tác phẩm của 14 tác giả được chọn triển lãm với các thể loại nhiếp ảnh tiêu biểu như: phong cảnh, chân dung, sinh hoạt đời thường, tĩnh vật... với chủ đề “Đất nước, con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. 
Tác phẩm “Vun cà phê” của tác giả Lê Văn Vinh.
Tác phẩm “Vun cà phê” của tác giả Lê Văn Vinh.
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Phong-Chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh Việt Nam tại Gia Lai, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam-thông tin: Triển lãm Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 11 tại Việt Nam năm 2021 dù không đạt giải nhưng Gia Lai có 46 tác phẩm thuộc 4 thể loại: màu tự do, đơn sắc tự do, chân dung, du lịch được chọn triển lãm. Trong số này, 20 tác phẩm của 10 tác giả được tính điểm ngang với huy chương vàng liên hoan ảnh nghệ thuật cấp khu vực.
Có thể thấy, ngoài những cái tên đã ghi dấu ấn trong làng nhiếp ảnh như: Huy Tịnh, Hùng Hoa Lư, Nguyễn Linh Vinh Quốc, Nguyễn Ngọc Hòa, Nguyễn Ngọc Sơn, Võ Đình Khoa…, liên hoan lần này tiếp tục cho thấy sự tiếp nối, vươn lên mạnh mẽ của lực lượng kế cận như: Lê Văn Vinh, Hoàng Quốc Vĩnh, Nguyễn Tấn Kần, Nguyễn Văn Tuấn... “Năng động, đam mê, tiếp cận tốt công nghệ, kỹ thuật là điều rất đáng mừng đối với các nghệ sĩ tham gia liên hoan”-đó là nhận định của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Phong về đội ngũ này. Hy vọng  từ đây, những góc nhìn tươi mới tiếp tục được chuyển tải đến người thưởng lãm, tôn vinh vẻ đẹp cảnh sắc và con người của vùng đất Tây Nguyên nói riêng, đất nước nói chung.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...