Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi 1 giải thưởng văn học năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong thông báo sáng ngày 30/3 của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang. Cuốn sách này thời gian gần đây bị tiến sĩ Đỗ Hải Ninh khiếu nại vi phạm bản quyền của bà và bị dư luận “soi” ra nhiều chi tiết “sao y bản chính” của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy.
Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.
Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.
Giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu được tổ chức nhằm phát hiện những tài năng văn học trẻ, đối tượng là các tác giả từ 35 tuổi trở xuống, có thể gắn bó lâu dài với công việc cầm bút, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam. 
Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đã được trao cho 5 tác phẩm: tiểu thuyết “Nắng thổ tang” của Đinh Phương; các tập thơ: “Yao” của Lý Hữu Lương và “Con người” của Phương Đặng; sách chuyên khảo “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của Vũ Thị Trang; bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Anh của Nguyễn Bình. Kết quả giải thưởng bước đầu được dư luận đánh giá tốt.
Sau lễ trao giải một thời gian, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận được đơn kiến nghị của tiến sĩ Đỗ Hải Ninh (Trưởng phòng Văn học Việt Nam đương đại, Viện Văn học) về việc trong cuốn sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang (đang công tác tại Viện Văn học) có vi phạm bản quyền, cụ thể ở Phần III “Ánh ảnh tự do–xung đột giữa những cái tôi trong tự truyện Việt Nam đương đại” (từ trang 206-272), có sử dụng nhiều phần viết của bà trong đề tài cấp Bộ “Tiểu thuyết và tự truyện Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” do bà làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2019 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam mà không xin phép, không chú dẫn và trên sách không đề tên Đỗ Hải Ninh.
Sau đơn kiến nghị của tiến sĩ Đỗ Hải Ninh, dư luận tiếp tục phát hiện cuốn sách chuyên khảo nói trên có nhiều đoạn lấy “nguyên si” trong cuốn “Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhã Nam 2011) của phó giáo sư, tiến sĩ, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, nhưng cũng không có chú dẫn tác giả. 
Thông báo của Hội Nhà văn Việt Nam viết: “Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại, cẩn trọng lắng nghe dư luận, tham khảo ý kiến một số nhà chuyên môn, các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận phê bình và bản quyền cũng như trực tiếp lắng nghe các bên liên quan trình bày quan điểm, luận cứ của mình, ngày 28/3/2022, Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã họp phiên mở rộng, có sự tham gia của đại diện Ban Kiểm tra, để phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về sự việc này. 
Từ kết quả cuộc họp Ban thường vụ mở rộng và trao đổi ý kiến thống nhất của tất cả Ủy viên Ban Chấp hành: Để bảo đảm tính trong sáng, khách quan, nghiêm minh trong hệ thống giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như xét các yếu tố liên quan đến quy chế và uy tín của giải thưởng, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định:
- Tạm thời thu hồi Giải thưởng Tác giả Trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang.
- Khi có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề bản quyền, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tham khảo và đưa ra quyết định tiếp theo phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình”. 
Như vậy, Hội Nhà văn Việt Nam đã “tạm làm xong phần việc của mình”, nhưng vụ việc liên quan đến vi phạm bản quyền và tính liên chính khoa học trong cuốn chuyên khảo “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang vẫn chưa khép lại. Dư luận đang chờ câu trả lời từ các cơ quan chức năng như Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Cục Xuất bản, in và phát hành (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)…
Theo TÍN VĂN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...