Phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 628 nghệ nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành các quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú (NNND, NNƯT) cho 628 nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Trong số này có 547 cá nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian; Ngữ văn dân gian; Tiếng nói, chữ viết; Lễ hội truyền thống.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thanh Vân (TP HCM) với tài nghệ chế tác diều nghệ thuật có tên trong danh sách được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt này. (Ảnh do nghệ nhân cung cấp)
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thanh Vân (TP HCM) với tài nghệ chế tác diều nghệ thuật có tên trong danh sách được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt này. (Ảnh do nghệ nhân cung cấp)


Các nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc có tên trong danh sách gồm: NNƯT Nguyễn Đăng Lưu (Bắc Kạn); NNƯT Nguyễn Văn Cầu (Bắc Ninh), NNƯT Tạ Thị Hình (Bắc Ninh); NNƯT Điểu Nơi (Bơ Pôl) - Đắk Nông; các nghệ nhân của TP Hà Nội: NNƯT Bùi Thế Kiên, Nguyễn Thị Tam, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Lan, Bùi Quốc Thi, Lưu Ngọc Đức, Ngô Văn Đảm, Chu Tiến Công, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hữu Kiêm, Phạm Thị Ánh Tuyết; NNƯT Trần Thị Duyên (bà Đức) - Nam Định; NNƯT Lê Đức Chắn (Quảng Ninh); NNƯT Châu Ôn (Sóc Trăng); NNƯT Lò Văn Lả (Sơn La); NNƯT Nguyễn Thị Hồng Vanh, NNƯT Phạm Thị Tuyết, NNƯT Nguyễn Thanh Vân (TP HCM); NNƯT Tôn Nữ Thị Hà (Tịnh Gia Viên) -Thừa Thiên Huế...

Trong đợt này, có một nghệ nhân được truy tặng danh hiệu NNND là NNƯT Phạm Văn Bảo (Thanh Hóa) - ông là nghệ nhân loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Thủ đô Hà Nội là địa phương có nhiều nghệ nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT nhất trong đợt này, với 54 nghệ nhân ở các loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian.

Theo H.Thuận (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...