Phát triển nuôi cá rô phi bằng lồng thành ngành sản xuất hàng hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển nuôi cá rô phi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
 

Tham quan các mô hình nuôi cá ở các trang trại gia đình. Ảnh: T.N
Tham quan các mô hình nuôi cá ở các trang trại gia đình. Ảnh: T.N

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố từng bước phát triển nuôi cá rô phi bằng lồng thành ngành sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, sản lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không làm ô nhiễm môi trường; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Trên cơ sở tận dụng tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích mặt nước để phát triển nuôi cá rô phi bằng lồng trên các sông, hồ chứa. Áp dụng mô hình nuôi với mật độ cao trong lồng, bè nhỏ (20 đến 70 m3/ô lồng) phù hợp với điều kiện của từng vùng. Tổng diện tích nuôi cá rô phi trong lồng đến năm 2020 là 3.000 m3, đến năm 2030 là 7.000 m3, phân bổ chủ yếu tại các vùng có tiềm năng, nhiệt độ thích hợp như Ia Grai, Chư Pah, An Khê, Kbang, Phú Thiện, Krông Pa…

Chú trọng các giải pháp chủ động cung cấp được 100% nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi thương phẩm cá rô phi bằng lồng có kiểm soát, giám sát hiệu quả môi trường, dịch bệnh, vật tư đầu vào theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Phát triển sản xuất một số loài như Cá rô phi Vằn, cá rô phi Lai khác loài giữa rô phi Vằn và rô phi Xanh, cá rô phi Đỏ bằng những công nghệ nuôi mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để nâng cao sản xuất, sản lượng, giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn sinh học. Kiểm soát tốt chất lượng các vật tư đầu vào và con giống nhằm giảm giá thành. Xây dựng các mô hình, đề tài nuôi cá rô phi lồng an toàn sạch bệnh theo phương pháp nuôi mới trên lòng hồ thủy lợi, thủy điện để tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, đồng thời giảm tần suất khai thác tự nhiên làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.