Phải làm gì để giữ cho thận khỏe mạnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thận thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người bị suy thận, tương đương với khoảng 850 triệu người ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người bị suy thận, tương đương với khoảng 850 triệu người ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bao gồm điều hòa hàm lượng muối, kali và axit của cơ thể, loại bỏ các chất thải và thuốc từ cơ thể, giải phóng hoóc môn điều hòa huyết áp và sản xuất hồng cầu, cũng như sản xuất dạng hoạt động của vitamin D cần thiết cho xương chắc khỏe, theo ET.
Nếu chức năng thận bị suy giảm, bệnh thận mạn tính phát triển đến một lúc nào đó sẽ thành suy thận, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể đe dọa đến tính mạng.
Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người bị suy thận, tương đương với khoảng 850 triệu người. Hai nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mạn tính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao, chiếm đến 2/3 trường hợp, theo Restore-horizon.eu.
Ngoài ra, viêm thận, tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài như sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt cũng gây bệnh thận mạn tính.
Phần lớn những người bị bệnh thận mạn tính giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nào và có vẻ khỏe mạnh, nhưng bệnh này gây biến chứng qua bệnh tim mạch. Từ đó, làm tăng nguy cơ tử vong sớm do đau tim và đột quỵ.
Và khi bệnh thận biểu hiện là đã đến lúc phải chạy thận hoặc ghép thận.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, sự suy giảm chức năng thận có thể được chậm lại hoặc thậm chí dừng lại, và nguy cơ biến chứng tim mạch có thể giảm.
Do đó, cần phải phát hiện bệnh sớm, trước khi quá muộn. Cần phải kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là người có nguy cơ cao.
Hãy thực hiện theo 5 bước sau để bảo vệ quả thận của bạn, theo Kidney.org.
1. Hiểu được các biến chứng của bệnh thận
Bệnh thận có thể gây ra 8 vấn đề sau:
Bệnh tim
Đau tim và đột quỵ
Huyết áp cao
Đe dọa đến tính mạng
Xương yếu
Tổn thương thần kinh
Suy thận
Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp
2. Kiểm tra xem mình có nguy cơ không
Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm, người mắc các bệnh:
Bệnh tiểu đường
Huyết áp cao
Bệnh tim
Tiền sử gia đình bị suy thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao
Béo phì
Người trên 60 tuổi
Cân nặng sơ sinh thấp
Sử dụng kéo dài một loại thuốc giảm đau
Bị bệnh Lupus, rối loạn tự miễn dịch khác
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính
Sỏi thận
Biết được nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh.
3. Nhận biết các triệu chứng
Hầu hết những người mắc bệnh thận giai đoạn sớm không có triệu chứng, đó là lý do tại sao phát hiện sớm là rất quan trọng.
Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, bệnh thận có thể tiến triển và các triệu chứng có thể gây hiểu nhầm. Hãy chú ý đến 8 dấu hiệu để nhận biết bệnh thận sau đây, theo kidney.com.
Mệt mỏi, yếu đuối
Đi tiểu khó, đau
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu màu hồng, sẫm (máu trong nước tiểu)
Rất khát nước
Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
Mắt sưng
Mặt, tay, mắt cá chân, bàn chân bị phù, trướng bụng
4. Kiểm tra
Nếu bạn hoặc người thân thuộc nhóm có nguy cơ cao, hãy đi khám để được xét nghiệm.
5. Nên làm gì để giữ cho thận khỏe mạnh?
Những điều nên làm để bảo vệ quả thận là:
Kiểm soát huyết áp
Kiểm soát lượng đường trong máu
Giảm lượng muối
Tránh dùng thuốc kháng viêm, tránh dùng lâu dài một loại thuốc giảm đau
Tập thể dục thường xuyên
Kiểm soát cân nặng
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng
Bỏ thuốc lá
Uống rượu vừa phải
Uống đủ nước
Tránh thường xuyên nín tiểu quá lâu
Theo dõi mức cholesterol
Kiểm tra chức năng thận hằng năm.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm