Nuôi chi chít loài "chết đến đít vẫn còn cay", ai đến xem cũng khen lạ mà hay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt "độc, lạ" cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Ví như trang trại nuôi cà cuống-loài được ví "chết đến đít vẫn còn cay" của anh Lê Thanh Tùng, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.



Năm 2018, tham gia cuộc thi "Nhà nông sáng tạo" với mô hình "Nuôi cà cuống" do Hội Nông dân TP.HCM tổ chức, anh Lê Thanh Tùng (Củ Chi) đoạt giải Nhì. Sau khi biết anh Tùng có mô hình nuôi cà cuống đoạt giải, nhiều nông dân đã đến trại nuôi cà cuống của anh để học tập kinh nghiệm.

Dễ ăn như… cà cuống

Hiện, tại trại dế Thanh Tùng (xã Tân Phú Trung), ngoài nuôi dế, anh Tùng đang có 24m2 đất chia thành 4 hồ để nuôi cà cuống. Thời điểm này, anh đang chuẩn bị xuất bán 2.000 con cà cuống trưởng thành.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tùng cho hay, hiện tại chuồng, giá cà cuống thịt là 35.000 đồng/con và giá cà cuống giống là 100.000 đồng/con.


 

Anh Lê Thanh Tùng giới thiệu 1 con cà cuống trưởng thành.
Anh Lê Thanh Tùng giới thiệu 1 con cà cuống trưởng thành.



Thấy giá trị cà cuống gấp 10 lần giá trị con dế, hơn 4 năm nay anh Tùng dành thêm thời gian, công sức và tâm huyết vào nuôi cà cuống. Anh Tùng cho biết, việc đầu tư xây dựng trại nuôi cà cuống không tốn kém và khá đơn giản.

"Chỉ cần làm ao, dựng mái che, kiếm cây lục bình thả xuống ao và thả giống cà cuống xuống nuôi. Thức ăn của cà cuống là cá và dế sống. Thức ăn này người nuôi có thể tự kiếm. Cà cuống rất dễ nuôi, không bệnh dịch chết hàng loạt như một số vật nuôi khác", anh Tùng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Theo anh Lê Thanh Tùng, trung bình, nuôi khoảng 2 tháng, cà cuống đạt kích cỡ để xuất bán. Cà cuống lớn nhanh từ khi mới sinh cho đến khoảng  32 - 50 ngày. Lúc này, cà cuống dài 7 – 8cm, rộng 3cm, trọng lượng 80 – 100 con/kg.


 

 



Theo tiết lộ của anh Tùng với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, với diện tích anh đang nuôi cà cuống, mỗi tháng anh có doanh thu khoảng 35 triệu đồng. Chi phí để nuôi cà cuống chiếm chỉ 1/7 doanh thu.

"Với tôi, hiện nay không có mô hình nào dễ làm, giá trị kinh tế cao, lợi nhuận cao và dễ bán buôn như nuôi cà cuống. Nhu cầu đang mở rộng trên thị trường, nên số lượng cà cuống tôi nuôi không đủ cung. Do dùng ô nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên đồng ruộng ngoài tư nhiên hầu như không còn cà cuống", anh Tùng khẳng định.

1 vốn 7 lời nhưng vẫn lo...dội chợ

Theo Ban Kinh tế (Hội Nông dân TP.HCM), hiện ngoài các cây, con chủ lực, TP khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị. Còn nhiều mô hình nông nghiệp nông dân tự phát có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, nhưng chưa dám vận động nông dân nhân rộng mô hình.


 

 Thu hoạch cà cuống trong trang trại nuôi cà cuống của gia đình anh Lê Thanh Tùng-1 trong những nông dân nổi ttiếng của TP.HCM.
Thu hoạch cà cuống trong trang trại nuôi cà cuống của gia đình anh Lê Thanh Tùng-1 trong những nông dân nổi ttiếng của TP.HCM.



Ông Nguyễn Biện Trường Vinh, Phó Ban Kinh tế thuộc Hội Nông dân TP.HCM cho biết: Ngoài mô hình nuôi cà cuống của anh Tùng, còn có mô hình nuôi sâu, trồng nho, nuôi động vật hoang dã, nuôi ruồi lính đen…

"Vì sao lợi nhuận tốt mà vẫn chưa dám nhân rộng mô hình mạnh mẽ. Là bởi bà con lo lắng đầu ra. Họ nghĩ làm quy mô nhỏ, lẻ còn chủ động được đầu ra, chứ nhiều người cùng làm là dội chợ", trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN ông Vinh bộc bạch.

Trở lại câu chuyện bà con nông dân đi học kinh nghiệm nuôi con cà cuống, anh Tùng thổ lộ: "Bao nhiêu kinh nghiệm nuôi cà cuống, tìm kiếm thị trường tôi đều trình bày hết cho bà con. Tuy nhiên, theo như tôi biết không ai học nghề rồi về xây dựng mô hình nuôi cà cuống...".

"Có nông dân hỏi tôi, nói nuôi cà cuống hiệu quả kinh tế cao sao không mở rộng diện tích nuôi? Có người thấy giá bán cà cuống cao quá lại ngại nuôi vì sợ không bán được...Rồi đủ thứ lo lắng khác...", anh Tùng nói thêm.


 

Khách liên hệ mua sản phẩm cà cuống tại trại của anh Tùng
Khách liên hệ mua sản phẩm cà cuống tại trại của anh Tùng



Theo ông Nguyễn Biện Trường Vinh, hiện ở TP.HCM chỉ duy nhất anh Tùng nuôi cà cuống. "Nuôi cà cuống là mô hình rất thích hợp theo hướng nông nghiệp đô thị. Bởi diện tích nhỏ, không ô nhiễm mùi hay ô nhiễm tiếng động, giá trị kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn…, nhưng để khuyến khích bà con nông dân nuôi là không phải dễ", ông Vinh khẳng định.

 

https://danviet.vn/nuoi-chi-chit-loai-chet-den-dit-van-con-cay-ai-den-xem-cung-khen-la-ma-hay-20200603163241692.htm

Theo Trần Đáng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.