Nước sạch về trường vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Niềm mong mỏi của các em học sinh Trường Tiểu học Đak Tơ Ve (xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã thành hiện thực khi Dự án “Nụ cười nhân ái” vừa trao tặng cụm công trình nước sạch. Dòng nước trong vắt, mát lành từ công trình đã giúp nhà trường thỏa được cơn “khát nước sạch” bao lâu nay.

 Với bộ lọc hoạt động theo quy trình khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn, các em học sinh Trường Tiểu học Đak Tơ Ve có thể uống nước trực tiếp. Ảnh: Phan Lài
Với bộ lọc hoạt động theo quy trình khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn, các em học sinh Trường Tiểu học Đak Tơ Ve có thể uống nước trực tiếp. Ảnh: Phan Lài

Trường Tiểu học Đak Tơ Ve hiện có 527 học sinh, hơn 98% học sinh là người dân tộc thiểu số. Năm học 2020-2021, các phòng học được xây dựng mới khá khang trang. Tuy nhiên, vấn đề nước sạch luôn là nỗi lo của thầy và trò nơi đây. Trước đây, nhà trường cũng có giếng đào nhưng nước bị nhiễm phèn khiến mọi người e ngại. Mỗi ngày đến trường, các em học sinh phải tự mang theo nước uống hoặc dùng nước bình do trường mua. Để hạn chế nhiễm phèn, nhà trường đã xây dựng bể chứa hoặc lấy nước cho vào các dụng cụ khác để lọc. Tuy nhiên, nước vẫn không thể dùng được, vật dụng đựng nước đều xuống cấp, hư hỏng sau thời gian ngắn sử dụng. Cô Trần Thị Kim Hoa-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đak Tơ Ve-cho hay: “Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước uống của học sinh và giáo viên, nhà trường phải mua nước đóng bình về dùng. Nhà trường cũng đã kêu gọi xã hội hóa để xây dựng công trình nước sạch, song người dân nơi đây còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, không thể chung tay đóng góp. Trong khi đó, kinh phí khoan giếng lại quá lớn”.

Hiểu rõ khó khăn của nhà trường, sau khi khảo sát, chị Trương Thị Cẩm Thạch-thành viên Dự án “Nụ cười nhân ái” phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh khởi công xây dựng công trình giếng khoan-nước lọc cho trường. Công trình gồm các hạng mục: máy bơm; giếng khoan 115 m; bồn nước 2.000 lít; bộ lọc hoạt động theo quy trình khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn có thể uống trực tiếp; sân bê tông quanh giếng khoan… Tổng kinh phí xây dựng hơn 129 triệu đồng do Dự án “Nụ cười nhân ái” tài trợ. “Nụ cười nhân ái” là dự án nhân đạo nhằm giúp đỡ người dân và thiếu nhi vùng khó khăn. Thời gian qua, chúng tôi đã trao học bổng, áo quần, sách vở cho hàng ngàn học sinh trên địa bàn tỉnh. Sau khi khảo sát khó khăn của Trường Tiểu học Đak Tơ Ve, dự án đã trao tặng công trình giếng khoan cùng 530 chiếc ly nhôm để các em dùng uống nước, đảm bảo an toàn vệ sinh”-chị Thạch chia sẻ.

Ngày bàn giao công trình, trên nét mặt của giáo viên và học sinh đều ánh lên niềm vui mừng. Sau nhiều năm phải sống chung với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nước sạch đã về với trường. Các bậc phụ huynh yên tâm, phấn khởi khi cho con em đến trường học tập. Vừa lấy nước uống trực tiếp từ vòi nước, em Loanh (lớp 5A1) hồ hởi chia sẻ: “Lúc trước chưa có công trình nước sạch này, mỗi ngày đến trường em phải đem theo bình nước để uống. Từ hôm nay, em và các bạn có nước sạch để sử dụng, rất tiện lợi”.

Nhìn dòng nước từ công trình giếng khoan sau khi lọc chảy ra trong vắt, mát lạnh, cô Dương Thị Linh-giáo viên Trường Tiểu học Đak Tơ Ve-chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi nhận được sự quan tâm của Dự án “Nụ cười nhân ái” hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch cho trường và học sinh. Có công trình nước sạch này, học sinh đến trường không cần mang theo nước để uống. Công trình không chỉ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước uống trong học đường mà còn tạo cảnh quan nhà trường sạch-đẹp và hiện đại hơn trước”.

 

 PHAN LÀI

 

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.