Nữ sinh miền Tây làm son môi từ hoa sen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ hoa sen, Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12 Trường THCS - THPT Phú Thành A (H.Tam Nông, Đồng Tháp) đã sản xuất thành công son môi, đạt nhiều giải thưởng khởi nghiệp.
Chia sẻ về ý tưởng làm son môi từ hoa sen, Hiền cho biết em mong muốn mang đến người tiêu dùng sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn từ thiên nhiên, góp phần tạo thu nhập cho các hộ trồng sen.

Tại các cuộc thi khởi nghiệp, Hiền đạt thành tích ấn tượng với sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Tại các cuộc thi khởi nghiệp, Hiền đạt thành tích ấn tượng với sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Do còn đang đi học, không có kinh phí thực hiện ý tưởng này nên Hiền dành dụm tiền mua nguyên liệu và các thiết bị cần thiết từ tiền cha mẹ cho ăn sáng hằng ngày. “Sau gần 10 lần thử nghiệm thất bại, em phải đổ bỏ tất cả mẻ son. Đó là những mẻ son đầu tiên bị cứng, khô như sáp nến, bột hoa sen vón cục”, Hiền kể.
Không nản chí, suốt 2 tháng thử nghiệm, Hiền đã hoàn thiện công thức làm ra những thỏi son sen mịn, màu đỏ mọng vào cuối năm 2021. Sau đó, Hiền sản xuất thành công sản phẩm son sen phiên bản nâng cấp với mùi thơm nhẹ từ cánh sen, mịn và bóng hơn.

Sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Hiền cho biết, để tạo ra sản phẩm son thân thiện với người dùng, em sử dụng nguyên liệu chính là sen nghiền thành bột, sáp ong, bơ, dầu oliu, màu khoáng, các loại dầu dưỡng, vitamin E… Các công đoạn làm ra sản phẩm cũng lắm công phu. Sen sau khi thu mua về được đem sơ chế, trộn đều các nguyên liệu; làm nóng chảy hoàn toàn hỗn hợp; cho vào khuôn; đợi son đông lại và lấy ra khỏi khuôn bằng cồn 70 độ. Đặc biệt, bước quan trọng nhất quyết định mẻ son thành công là khâu chọn nguyên liệu. Phải chọn những hoa sen vừa nở màu đậm, tươi, sơ chế ngay khi hái. Riêng những nguyên liệu phụ như sáp ong, màu khoáng… phải chọn mua tại nơi uy tín, chất lượng.
Những sản phẩm son làm ra được Hiền gửi tặng bạn bè và nhận được nhiều lời khen kèm theo đơn đặt hàng. Ngoài ra, với sản phẩm mang tính sáng tạo và thiết thực, Hiền đoạt giải thưởng tại các cuộc thi khởi nghiệp của trường và địa phương.“Những lô hàng đạt yêu cầu đặt ra và bắt đầu bán được, mỗi thỏi giá khoảng 60.000 đồng. Sản phẩm cũng được em đem đi thi, đoạt giải nhì cuộc thi khởi nghiệp do Tỉnh đoàn Đồng Tháp tổ chức cuối tháng 12.2021. Trong cuộc thi tương tự do Sở GD-ĐT Đồng Tháp tổ chức, em cũng đoạt giải nhì. Đó là điều vinh hạnh đối với em”, Hiền chia sẻ.

Son sen của Hiền được đánh giá tiềm năng bởi nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô. Ảnh: Duy Tân
Son sen của Hiền được đánh giá tiềm năng bởi nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô. Ảnh: Duy Tân
Dự án làm son từ hoa sen của Hiền đang được địa phương đánh giá cao về tiềm năng, bởi đã tận dụng tuyệt đối từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô.
Ông Nguyễn Thanh Danh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, đánh giá dự án làm son từ hoa sen của em Hiền rất có tiềm năng khi đưa vào thực tế, bởi tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.