Nông nghiệp Việt đối mặt rủi ro và tổn thương lớn năm 2019?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, năm 2019, khu vực nông nghiệp của Việt Nam đối mặt nhiều rủi ro và tổn thương rất lớn, nhất là các sản phẩm chăn nuôi.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành Công Thương diễn ra sáng 17/1, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2019 được xác định là năm rất khó khăn vì chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao, trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều yếu tố bất ổn, nhất là căng thẳng thương mại Trung Quốc và Mỹ chưa bình thường.
Việt Nam gia tăng chế biến nông sản, tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong chuỗi tiêu thụ toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều bất lợi khi những thị trường nhập khẩu khổng lồ thay đổi phương thức thương mại, thay đổi cơ quan quản lý đối với các mặt hàng nông sản sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề, đó là chưa nói đến các yếu tố nội tại khi nền sản xuất trong nước từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ đi lên.
Chính vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ Công Thương cùng với Bộ NN&PTNT cần có sự liên kết chặt chẽ hơn trong năm 2019 trong việc phát triển thị trường cũng như những kỹ năng bảo vệ thị trường. Nhất là khi Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP trong năm 2019, khu vực nông nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro và tổn thương rất lớn, nhất là các sản phẩm chăn nuôi có xuất xứ từ Canada, Austrlia, New Zealand… rộng cửa hơn để thâm nhập thị trường Việt Nam.
“Đề nghị Bộ Công Thương cần có chương trình phối hợp với ngành nông nghiệp chặt chẽ hơn, nếu không rất căng thẳng. Hai bên cần thực hiện tốt những chủ trương của Quốc hội, Chính phủ để biến thách thức thành cơ hội trong năm 2019, tiếp tục đạt thành tích cao hơn năm 2018”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn.
Theo dự báo của ngành Công Thương, tình hình xuất khẩu năm 2019 tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất ổn nên tăng trưởng được dự báo không ở mức cao, trong khi nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng và ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản.
Đặc biệt, giá xuất khẩu nông sản khó có khả năng tăng như năm 2017 và có xu hướng ổn định như năm 2018, do vậy, đây không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các năng lực sản xuất mới đến từ đầu tư công nghệ chế biến nông sản chưa tạo ra nhiều kỳ vọng tăng trưởng về giá và nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu.
Đối với nhiều mặt hàng nông, thủy sản, do hạn chế về diện tích đất canh tác và nuôi trồng nên khả năng tăng sản lượng là thách thức lớn nếu không đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài ra, dự báo về xu hướng nắng hạn trong năm 2019 do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá kết quả năm 2018, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu khó khăn về thương mại nhưng năm 2018 hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đều có sự cải thiện rất tích cực.
“Đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, điều đó chứng minh rằng nền sản xuất Việt Nam đã đa dạng và bắt kịp với xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, công tác tái cơ cấu nông nghiệp năm 2018 tiếp tục trên đà đổi mới khi có sự vào cuộc của cả hệ thống, ngành nông nghiệp đã tập trung vào xây dựng và đưa thương hiệu tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là công nghiệp chế biến khi năm 2018 có đến 16 dự án chế biến được triển khai.
Công nghiệp trong nông nghiệp năm vừa qua cũng có nhiều thay đổi, góp phần hướng đến chuỗi liên kết có chế biến, có thị trường. Công nghiệp và nông nghiệp đã có liên kết phát triển, đưa thương mại nông sản đạt kỷ lục 40,2 tỷ USD và tiếp tục duy trì với 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD và sản xuất theo yêu cầu của “chợ thị trường”.
Nguyễn Quỳnh (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.