NÓI THẲNG: Cán bộ Thanh tra Chính phủ,400 triệu đồng và sự thật tàn nhẫn!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vài ngày qua, dư luận vô cùng phẫn nộ trước thông tin một cán bộ Thanh tra Chính phủ đã nhận 400 triệu đồng của gia đình liệt sĩ để lo giải quyết vụ khiếu kiện về đất đai ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thông tin này được đăng tải trên các báo chính thống và được xác nhận bởi chính đại diện Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, ông Hoàng Đức Cần, cán bộ Phòng Hành chính quản trị - Văn phòng Thanh tra Chính phủ, đã nhận của cụ Lê Thị Tích - mẹ liệt sĩ, trú tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc- số tiền 400 triệu đồng để "giải quyết" vụ việc tranh chấp đất đai. Thông tin này không còn là sự đồn đoán mà là sự thật. Một sự thật đến mức tàn nhẫn.
Lâu nay, chuyện người đi khiếu kiện phải chung chi chỗ nọ, chỗ kia vốn râm ran trong xã hội nhưng ít có bằng chứng xác thực. Người đưa thì "tiền mất tật mang", người nhận thì "chối bay chối biến" nên muốn xử lý cũng rất khó. 
Lần này thì chứng cứ rõ ràng, có lẽ vị cán bộ nêu trên khó mà thoát được sự trừng phạt của pháp luật. Cán bộ nhận tiền của người khiếu kiện là hành vi phạm pháp, nhận tiền của mẹ liệt sĩ lại càng đáng lên án hơn. Tôi cho đó là hành vi còn hơn cả tội ác. Bởi lẽ, hành vi này đã đi ngược lại chủ trương của Đảng và nhà nước, chà đạp lên pháp luật.
Những năm qua, nhà nước ban hành nhiều chính sách chăm lo cho gia đình liệt sĩ nói riêng, gia đình có công nói chung, mục đích là nhằm bù đắp những hy sinh, mất mát mà người thân của họ đã bỏ xương máu, tính mạng để giành lại độc lập cho dân tộc. Trong lĩnh vực pháp luật, Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định gia đình có công là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí khi họ có việc phải nhờ đến pháp luật can thiệp. 
Thanh tra Chính phủ và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng từng có chương trình phối hợp, cử luật sư tư vấn miễn phí cho người dân khiếu kiện tại trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội và TP HCM.  Lẽ ra, ông Cần là cán bộ Thanh tra Chính phủ thì phải gương mẫu, đứng ra giúp đỡ cụ Tích đòi lại công bằng, công lý; đằng này lại lợi dụng tình trạng khó khăn của cụ để nhận tiền. Rõ ràng, hành vi của ông Cần vừa làm mất uy tín, thanh danh của Thanh tra Chính phủ vừa vi phạm pháp luật. Loại bỏ ông ta ra khỏi ngành và bị xử lý hình sự là việc làm cần thiết và thỏa đáng.
Ở góc độ xã hội, việc người dân phải "chung chi" khi đi tìm công lý là một sự bất ổn, làm đảo lộn các giá trị đạo đức công vụ. Cán bộ nhà nước phải có trách nhiệm thực thi pháp luật đúng đắn, bảo đảm sự công bằng cho người dân đúng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Phụng công thủ pháp, chí công vô tư". Thế nhưng, những người như ông Cần lại lợi dụng pháp luật để trục lợi. 
Có lẽ không có nỗi đau nào của người dân lớn bằng nỗi đau đi đòi công lý mà phải "lót tay" cho cán bộ. Dân đau, chính quyền mất uy tín. Đó là một sự sĩ nhục vào đạo đức công vụ và sự liêm chính của bộ máy nhà nước. Nhưng có lẽ tình trạng này không phải là duy nhất và cá biệt. Nhiều gia đình phải đổ nợ vì gặp phải loại cán bộ bất lương, trục lợi trên nỗi đau của người dân.
Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm khiết. Điều đó đã được kiểm chứng trong thực tiễn thời gian qua. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những cán bộ vì lòng tham của mình mà làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền. Chính loại cán bộ này là những kẻ làm suy yếu chính quyền. 
Dư luận rất mong chờ Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ vụ việc nêu trên sang cơ quan công an để xử lý theo pháp luật, làm gương cho những kẻ trục lợi.
Lâm Hoàng (NLĐ)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.