Những thanh niên Jrai dám nghĩ, dám làm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không chỉ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, nhiều thanh niên Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) còn tích cực đóng góp cho các phong trào của địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Anh Rmah Đaniel là tấm gương thanh niên vượt khó làm giàu ở làng Tung Neng, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh. Ảnh: R.P

Anh Rmah Đaniel là tấm gương thanh niên vượt khó làm giàu ở làng Tung Neng, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh. Ảnh: R.P

Anh Rmah Đaniel (SN 1990, làng Tung Neng, xã Ia Dreng) cho hay: Năm 2013, sau khi lập gia đình, anh được bố mẹ cho 1,4 ha đất rẫy. Tuy nhiên, do thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất, anh chỉ biết trồng mì, bắp nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong thời gian này, anh tham gia lớp đào tạo nghề xây dựng, cơ khí ngắn hạn do địa phương tổ chức và được tạo điều kiện để vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đầu tư trồng cà phê, mít.

Nhờ có vốn đầu tư và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cây của gia đình anh phát triển tốt, cho năng suất cao. “Đến nay, gia đình mình sở hữu 1,4 ha cà phê xen canh với 200 cây mít Thái và 5 con bò sinh sản. Ngoài ra, mình còn làm thêm nghề xây dựng, chế tạo, lắp ráp thang sắt, cửa sắt. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình mình thu về hơn 250 triệu đồng”-anh Đaniel bộc bạch.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Đaniel còn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ người dân trong làng. Anh Siu Dân (SN 1989, cùng làng Tung Neng) chia sẻ: “Nhờ anh Đaniel hỗ trợ giống và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên 400 cây cà phê của gia đình tôi phát triển tốt và cho năng suất cao”.

Còn anh Siu Hao (SN 1990, làng Teng Nong, xã Ia Rong) thì cho biết: Sau khi lập gia đình và ra ở riêng, tài sản của anh chỉ có mảnh đất nhỏ để dựng nhà. Nhờ biết nghề xây dựng, cơ khí và biết tích lũy nên sau một thời gian nỗ lực lao động, anh đã mua 3 sào cà phê, 3 sào lúa nước và 4 con bò. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh còn tích cực tham gia công tác Đoàn. Năm 2022, anh được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi Đoàn làng Teng Nong.

Anh Siu Hao truyền dạy cồng chiêng cho các em nhỏ trong làng. Ảnh: R'Ô HOK

Anh Siu Hao truyền dạy cồng chiêng cho các em nhỏ trong làng. Ảnh: R'Ô HOK

Anh Hao cho biết: Làng Teng Nong có 344 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Trước đây, do không có kinh phí, phong trào hoạt động của Đoàn rất yếu, công tác tập hợp thanh niên cũng gặp khó khăn. Nhận thức được vai trò của mình, anh đã xin chủ trương tận dụng 5 sào đất bỏ hoang và vận động ĐVTN nhận các phần việc để gây quỹ. Từ khi triển khai hoạt động này, Chi Đoàn làng Teng Nong đã mua được 1 sào đất xây dựng sân bóng chuyền, duy trì được nguồn kinh phí hoạt động. Đồng thời, khôi phục, duy trì đội cồng chiêng làng Teng Nong (30 thành viên). Nhờ đó, đến nay, đội cồng chiêng thanh niên làng thường xuyên đại diện cho xã đi tham dự hội thi văn hóa do huyện tổ chức và đạt nhiều thành tích cao.

Anh Tống Đình Quý-Bí thư Đoàn xã Ia Rong-nhận xét: Từ khi đảm nhận Bí thư Chi Đoàn làng Teng Nong, anh Hao đã có nhiều sáng kiến, thúc đẩy các phong trào thanh niên tại địa phương phát triển, nhất là xây dựng các mô hình để gây quỹ, khôi phục lại đội cồng chiêng thanh niên. Đây là tấm gương tiêu biểu để các ĐVTN học tập noi theo.

Trao đổi với P.V, chị Phạm Thị Thu Thảo-Bí thư Huyện Đoàn Chư Pưh-thông tin: Toàn huyện có 74 chi đoàn thôn, làng với 15.003 ĐVTN. Trong đó, khoảng 50% ĐVTN là người dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Huyện Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ ĐVTN vươn lên phát triển kinh tế. Đến nay, Huyện Đoàn có 32 tổ vay vốn với tổng dư nợ hơn 51 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều gia đình ĐVTN thoát nghèo, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả tích cực. Riêng anh Rmah Đaniel và Siu Hao là những tấm gương trong phát triển kinh tế, đồng thời, năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn và có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong tập hợp ĐVNT.

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.