Những người tuyệt đối không được ăn lòng lợn, 'nghiện' đến mấy cũng phải tránh xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lòng lợn là món ăn ưa thích của khá nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết có những ‘đại kỵ’ khi ăn lòng lợn bởi món ăn này có thể gây ngộ độc, nhiễm bệnh, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người ăn.
 
 
Những người không nên ăn lòng lợn
Người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng, lòng lợn là món ăn chứa nhiều cholesterol rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, trong nội tạng động vật có khả năng chứa nhiều mầm bệnh. Những bệnh này có thể lây sang người thông qua con đường ăn uống. Do đó, khi bị cảm, mệt mỏi, tuyệt đối không được ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu, không đảm bảo vệ sinh, có thể làm bệnh nặng hơn.
Người có đường tiêu hóa kém
Ruột động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.coli và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
Những người có đường tiêu hóa kém ăn phải nội tạng động vật không được làm sạch cẩn thận, nấu chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn, đồ uống khác trong quá trình chế biến có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như lao, than, lợn đóng dấu, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn…
Những bệnh này thường để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Người béo phì, người mắc bệnh tim mạch
Nội tạng động vật chứa nhiều chất đạm, chất béo, đặc biệt là hàm lượng cholesterol cực kỳ cao nhất là trong các bộ phận như óc, gan, cật lợn.
Những người cao tuổi, người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường, béo phì… cần tuyệt đối kiêng những món ăn được làm từ nội tạng động vật.
Phụ nữ mang thai
Nội tạng động vật có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng và có khả năng lây bệnh cho con người.
 
 
Những đại kỵ khi ăn lòng lợn
Ăn lòng lợn để qua đêm
Dù làm sạch cẩn thận đến mức nào, lòng lợn cũng dễ bị nhiễm khuẩn nếu để qua đêm. Hơn nữa, nếu bảo quản không đúng cách món ăn này cũng dễ bị ôi thiu, xuất hiện mùi khó chịu. Nếu không ăn hết, bạn cũng không nên để lại đồ thừa, tránh ăn vào làm hại cơ thể.
Ăn quá nhiều lòng lợn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều lòng lợn. Người lớn chỉ nên ăn khoảng 50-70g/lần và trẻ nhỏ là 30-50g/lần, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch hoặc người bị thừa cân béo phì nên tránh xa loại thực phẩm này vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Lòng lợn bị ngâm tẩm hóa chất
Nếu ăn phải lòng lợn không đảm bảo chất lượng, sử dụng hóa chất để làm sạch sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó, chuyên ra đưa ra lời khuyên nên mua thực phẩm ở cơ sở có uy tín. Khi ăn phải làm sạch, nấu chín.
Ăn lòng lợn chưa chín kỹ
Chúng ta đều đã nghe qua nhiều về việc nội tạng động vật, trong đó có lòng lợn rất dễ nhiễm khuẩn. Đây là nơi sinh sống của các loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...
Vì vậy, nếu không được làm sạch kỹ và làm chín hoàn toàn, lòng lợn rất dễ trở thành ổ vi khuẩn, gây các bệnh nguy hiểm cho con người như kiết lỵ, tả, thậm chí viêm gan.
Người ăn phải lòng lợn không làm sạch và nấu chín còn dễ nhiễm ký sinh trùng, gây bệnh nguy hiểm.
Ăn nội tạng không rõ nguồn gốc
Thời buổi này, rất nhiều cơ sở chế biến lòng lợn sử dụng hóa chất làm sạch để sơ chế. Nếu ăn phải những loại lòng này sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vì thế, nên mua lòng lợn ở các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và cần sơ chế thật sạch, nấu chín kỹ. Khi chế biến nên dùng chanh, giấm, muối hạt để làm sạch.
Theo Thanh Huyền (Tổng hợp/TPO)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.