Những người nước ngoài không muốn rời Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cee Jay dạy tiếng Anh cho trẻ em, còn Benjamin James Park cùng nhiều bạn trẻ xuống phố nhặt rác. Họ đều sống ở Việt Nam (VN) đã lâu, nói tiếng Việt siêu và không muốn rời đất nước này bởi còn quá nhiều dự định và tình yêu.
 Benjamin James Park trong một lần dọn rác ở khu Linh Đàm, Hà Nội
Benjamin James Park trong một lần dọn rác ở khu Linh Đàm, Hà Nội
Thầy giáo từng học tiếng Việt ở trạm xe buýt
Cee Jay quốc tịch Nigeria, tên thật của anh là Igbokoyi Jesuloluwa. 5 năm trước, trường ĐH của Cee Jay liên kết với một trường tại Hà Nội. Do đó, chàng trai sinh năm 1989 có cơ duyên tới VN. Nghe Cee Jay nói tiếng Việt ầm ầm, cả chơi chữ và dùng tiếng “lóng” sành điệu không kém bạn trẻ Việt nào, ít ai hình dung những ngày đầu khó khăn của Cee Jay khi tiếp cận ngôn ngữ mới.
“Khi máy bay quá cảnh ở Thái Lan, tôi nghe nhiều người Việt nói chuyện và “suýt ngất luôn”, làm sao nói được thứ tiếng này đây? Tôi bảo thôi thì cố ở đây 5 tháng. Mấy tháng đầu chẳng ăn được gì, toàn cơm rang và bánh mì. Sau tôi yêu một cô gái VN, chính em ấy đã dạy tôi nói, viết và nhiều món ăn VN nữa. Ngoài ra, tôi còn học tiếng Việt tại các trạm xe buýt, thấy ai cũng chạy đến để bắt chuyện”, Cee Jay nhớ lại.
Cơ hội đến với Cee Jay khi anh xin được việc dạy tiếng Anh tại một trung tâm, sau đó vì uy tín, anh nhận được nhiều lời mời hơn. Có thời điểm, Cee Jay dạy tại 9 trường học và trung tâm một lúc. Hiện tại, Cee Jay là thầy giáo tại Trường tiểu học Bill Gates (Hà Nội) và một trường khác. Anh cũng đã mở cho mình một trung tâm tiếng Anh riêng để quản lý. Song, đó chưa phải là công việc duy nhất tạo cảm hứng cho chàng trai Nigeria. Cee Jay đang làm chủ một kênh YouTube về trải nghiệm món ăn, khám phá cuộc sống VN với hàng triệu lượt xem. Người xem được cười đủ các sắc thái khi thấy Cee Jay ăn món lạ, hát, nhảy những ca khúc mà giới trẻ đang yêu thích. Cee Jay nói với chúng tôi, dù đã chia tay bạn gái nhưng anh nhất định sẽ ở VN lâu dài, và chắc chắn sẽ tìm được một cô gái VN tâm đầu ý hợp để cưới làm vợ.
“Tôi đi từ Hà Nội tới TP.HCM, từ Hải Phòng tới Phú Thọ, Phú Quốc, món gì cũng từng thử ăn một lần, tất nhiên trừ thịt chó. Tôi bỏ công sức để học tiếng Việt, đầu tư cho mình một sự nghiệp thành công, để xóa bỏ những định kiến mọi người thường nghĩ về đàn ông da màu. Tôi đang tò mò nghĩ tới tương lai, khi mà tôi cưới vợ VN, chúng tôi sẽ có những người con chung mang hai màu da của cả cha và mẹ”, Cee Jay nói trong hạnh phúc.
 Cee Jay đang là giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội
Cee Jay đang là giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội
Không xấu hổ khi nhặt rác mỗi ngày
Tháng 11-2016, mạng xã hội nóng ran với những bức hình chụp hồ Linh Đàm (Hà Nội) nổi trắng bao cao su. Tác giả những bức ảnh đó là Benjamin James Park (thường được gọi là Ben), một người Úc sinh năm 1982, sang VN sống và làm việc được 10 năm, từng là giáo viên dạy tiếng Anh. Bức xúc với việc môi trường bị làm bẩn hằng ngày, Ben tự mình đi gom rác quanh nơi anh sinh sống, đồng thời cùng nhiều người bạn là tình nguyện viên tham gia các chiến dịch làm sạch Hà Nội.
Người ta thường thấy Ben và chú chó nhỏ của anh đi dạo quanh khu Linh Đàm, nhặt rác và nhắc nhở những người dân không bỏ rác bừa bãi. Tuy nhiên, Ben thú thật không phải lúc nào anh cũng kiềm chế được khi thấy người khác làm bẩn môi trường.
Ben cho hay anh không cảm thấy xấu hổ với bản thân khi đi nhặt rác. Anh hiểu rằng muốn thay đổi ý thức con người về môi trường cần thời gian. “Cách đây mấy chục năm ở Úc cũng có nhiều người vô tâm, hay vứt rác bừa bãi, bộ giáo dục đã ra một giáo trình về cách bảo vệ và giá trị của môi trường, buộc tất cả trường dạy cho học sinh từ 4 tuổi trở lên. Ở Úc, yêu môi trường cũng là ái quốc”, Ben bộc bạch.
Ben học tiếng Việt 2 năm và giờ đây anh nói, viết, kể cả “chơi chữ” tài tình như người bản xứ. Ben bảo với tôi, anh sẽ ở VN và tiếp tục... nhặt rác, bởi: “Đây là nhà của Ben, ai cũng phải bảo vệ nhà mình, không ai muốn sống ở khu ổ chuột”. Còn nói về cô gái sẽ kề vai sát cánh với Ben trong tương lai, liệu có phải người Việt không, chàng Tây cười ý nhị: “Tình yêu là điều quan trọng nhất”.
Thúy Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.