Những năm tháng dưới mái đình Tân Thông của ông Sáu Khải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đình Tân Thông ở Tân Thông Hội (Củ Chi) là nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải gắn bó thời thơ ấu và những năm tháng cuối đời. Ở đó, còn lưu giữ rất nhiều tư liệu và ký ức về ông.

Trong đình Tân Thông còn lưu giữ khá nhiều hình ảnh về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đặc biệt từ năm 2006 về sau, khi ông về sống trong ngôi nhà cạnh đình và đích thân chủ trì việc trùng tu ngôi đình cổ 248 năm này.

 

Ông Phan Văn Khải trong một chuyến về thăm đình Tân Thông năm 2000 - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Phan Văn Khải trong một chuyến về thăm đình Tân Thông năm 2000 - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông

Người đang giữ ký ức xưa nhất về sự gắn bó của ông Phan Văn Khải với đình Tân Thông là ông Nguyễn Văn Khỏe (89 tuổi), trưởng ban quản lý di tích lịch sử đình Tân Thông và là người bạn nối khố của ông.

Ông Khỏe kể chính ở nhà hậu của đình, người bạn Phan Văn Khải và ông đã ngồi học ngày thơ bé. Khi về hưu ông lại trở về trà thuốc với những người bạn ngày xưa cho đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.

 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm đình Tân Thông trong một lần ông Lê Khả Phiêu ghé thăm - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm đình Tân Thông trong một lần ông Lê Khả Phiêu ghé thăm - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông

"Thời ổng còn làm nguyên thủ Quốc gia, cứ mỗi lần về nhà, việc đầu tiên là ổng qua đình thắp nhang. Còn hồi về hẳn đây, mỗi lần thấy bóng xe điện của ổng tới đình là thấy vui. Ổng ngồi trò chuyện say sưa, quá giờ cơm cận vệ tới nhắc ổng cũng chưa muốn về", ông Khỏe kể.

Về quá trình trùng tu đình Tân Thông do đích thân ông Phan Văn Khải chủ trì, vận động, ông Khỏe cho biết đình được trùng tu tháng 6-2009, đến tháng 7-2010 thì hoàn thành.

 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm ngôi đình đã được tu sửa - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm ngôi đình đã được tu sửa - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông

Theo ông Khỏe, nói trùng tu nhưng thực tế gần như làm mới vì đình cũ đã quá xuống cấp.

"Ông Khải thích số 9 nên ngôi đình này cái gì cộng lại cũng bằng 9. Bốn cây long  trụ cao 8,1 là 9; giáp vòng giữa long trụ cũng 3m6 cộng lại là 9, thời gian trùng tu đình 369 ngày cũng liên quan số 9...", ông kể thêm.

 

Ông Sáu Khải và những người bạn vong niên trong một lễ cúng ở đình Tân Thông - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Sáu Khải và những người bạn vong niên trong một lễ cúng ở đình Tân Thông - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Sáu Khải cùng các bậc cao niên trong làng thắp nhang trong một lần cúng đình - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Sáu Khải cùng các bậc cao niên trong làng thắp nhang trong một lần cúng đình - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Vườn cây dầu hơn 20 năm tuổi do ông Sáu Khải trồng nay đã tỏa bóng mát khắp sân đình Tân Thông.
Vườn cây dầu hơn 20 năm tuổi do ông Sáu Khải trồng nay đã tỏa bóng mát khắp sân đình Tân Thông.

Và dường như ông Sáu Khải đã chuẩn bị cho việc trở về với mái đình Tân Thông từ rất lâu.

Ông Khỏe nói từ những năm 1990, ông Phan Văn Khải đã đích thân lên Tây Ninh tìm những cây dầu về ươm trồng trong sân đình.

Bây giờ khi ông ra đi, những thân dầu ấy đã trưởng thành, cao vút tỏa bóng mát khắp sân đình.

Viễn Sự-Ngọc Khải/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".