Những mẫu bàn đảo đẹp nên có trong căn bếp của bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bàn đảo là một phần không thể thiếu trong căn bếp của những gia đình hiện đại. Nhưng lựa chọn bàn đảo như thế nào để phù hợp nhất? Dưới đây là một số mẫu thiết kế nổi bật bạn có thể tham khảo.


Bàn đảo (đảo bếp, bếp đảo) là một phần của tủ bếp nhưng được tách rời, đặt dưới mặt đất. Thông thường đảo bếp được đặt cân đối giữa không gian phòng bếp.


Bàn đảo không chỉ tăng tính trang trí cho phòng bếp mà nó còn mang những tác dụng tuyệt vời. Bàn đảo là nơi để người nội trợ cắt, thái, sơ chế thức ăn, trưng món ăn sau khi chế biến... hoặc thậm chí có thể đặt bếp và bồn rửa tại đây. Đây có thể coi như một "nơi trung chuyển" trong gian bếp. Bên dưới đảo bếp có thể sử dụng để ngăn tủ để đồ, giúp không gian thêm gọn gàng.


Một chức năng quan trọng của bàn đảo khi phòng bếp và phòng ăn hoặc phòng khách nối liền nhau là tăng tính tương tác giữa người nấu và khách. Sẽ không còn cảnh người nấu một việc, một không gian riêng, tách biệt với những người khác trong nhà. Điều này vô cùng cần thiết với những gia đình thích hội họp, tụ tập đông người.


Tuy nhiên bàn đảo chiếm một diện tích đáng kể, vì thế gia chủ cần cân đối diện tích của đảo bếp trong không gian bếp của mình.

Mẫu bàn đảo được làm bằng gỗ, diện tích lớn với phong cách tân cổ điển. Tone xanh match với toàn bộ màu căn phòng. Mặt bàn bằng đá, trang trí lọ hoa và ghế xung quanh. Nơi đây hoàn toàn phù hợp là nơi giao lưu, thậm chí có thể mời khách vào trò chuyện. Đồ họa: Đức Mạnh
Mẫu bàn đảo được làm bằng gỗ, diện tích lớn với phong cách tân cổ điển. Tone xanh match với toàn bộ màu căn phòng. Mặt bàn bằng đá, trang trí lọ hoa và ghế xung quanh. Nơi đây hoàn toàn phù hợp là nơi giao lưu, thậm chí có thể mời khách vào trò chuyện. Đồ họa: Đức Mạnh

Bên cạnh chất liệu gỗ thì đá nhân tạo cũng được ưu ái. Mẫu bàn đảo này với thiết kế chiều dài lớn, phù hợp với không gian rộng. Bếp, máy pha cafe và lò nướng được đặt vào, khiến đảo bếp phát huy tối đa tác dụng. Đồ họa: Đức Mạnh
Bên cạnh chất liệu gỗ thì đá nhân tạo cũng được ưu ái. Mẫu bàn đảo này với thiết kế chiều dài lớn, phù hợp với không gian rộng. Bếp, máy pha cafe và lò nướng được đặt vào, khiến đảo bếp phát huy tối đa tác dụng. Đồ họa: Đức Mạnh
Chiều cao lý tưởng của bàn đảo sẽ cao bằng với phần tủ bếp dưới của bộ tủ bếp, cụ thể là khoảng 81cm, chiều sâu đảo bếp là 50cm (tính cả mặt đá là 60cm), mỗi bên cho ra 5cm còn chiều dài của bàn đảo sẽ phụ thuộc vào diện tích không gian bếp nhà bạn. Đồ họa: Đức Mạnh
Chiều cao lý tưởng của bàn đảo sẽ cao bằng với phần tủ bếp dưới của bộ tủ bếp, cụ thể là khoảng 81cm, chiều sâu đảo bếp là 50cm (tính cả mặt đá là 60cm), mỗi bên cho ra 5cm còn chiều dài của bàn đảo sẽ phụ thuộc vào diện tích không gian bếp nhà bạn. Đồ họa: Đức Mạnh
Bàn đảo hoàn toàn có thể kết hợp trở thành bàn ăn - nơi tụ họp của gia đình sau mỗi ngày làm việc dài. Nguồn: Dung Nguyễn
Bàn đảo hoàn toàn có thể kết hợp trở thành bàn ăn - nơi tụ họp của gia đình sau mỗi ngày làm việc dài. Nguồn: Dung Nguyễn
Bàn đảo và bàn đảo mini được kết hợp trong cùng một phòng bếp. Đồ họa: Đức Mạnh
Bàn đảo và bàn đảo mini được kết hợp trong cùng một phòng bếp. Đồ họa: Đức Mạnh
Tone trắng sang trọng nhưng không hề đơn điệu khi được kết hợp với sắc màu sắc khác của nội thất xung quanh. Bạn nên kết hợp gỗ trắng tiệp màu với chất liệu để khiến không gian thêm thanh thoát và tinh tế. Đồ họa: Đức Mạnh
Tone trắng sang trọng nhưng không hề đơn điệu khi được kết hợp với sắc màu sắc khác của nội thất xung quanh. Bạn nên kết hợp gỗ trắng tiệp màu với chất liệu để khiến không gian thêm thanh thoát và tinh tế. Đồ họa: Đức Mạnh
Đá vân kết hợp với gỗ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Đồ họa: Đức Mạnh
Đá vân kết hợp với gỗ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Đồ họa: Đức Mạnh
Bàn đảo không chỉ đa dạng về công năng mà còn thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Kết hợp đèn chùm treo bên thêm sẽ thêm phần sang trọng cho không gian tổ ấm. Đồ họa: Đức Mạnh
Bàn đảo không chỉ đa dạng về công năng mà còn thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Kết hợp đèn chùm treo bên thêm sẽ thêm phần sang trọng cho không gian tổ ấm. Đồ họa: Đức Mạnh
Với thiết kế tối giản nhưng vẫn sang trọng, mẫu bàn đảo này làm không gian thêm thoáng và rộng. Kết hợp đèn treo bên trên giúp tăng sự tinh tế của gia chủ. Đồ họa: Đức Mạnh
Với thiết kế tối giản nhưng vẫn sang trọng, mẫu bàn đảo này làm không gian thêm thoáng và rộng. Kết hợp đèn treo bên trên giúp tăng sự tinh tế của gia chủ. Đồ họa: Đức Mạnh
Mẫu bàn đảo này còn sáng tạo khi có thêm đèn ở thân và đáy. Nguồn: Anh Quý
Mẫu bàn đảo này còn sáng tạo khi có thêm đèn ở thân và đáy. Nguồn: Anh Quý
ĐỨC MẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.