Những hình ảnh bộ đội giúp dân dời làng khỏi vùng sạt lở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 3 ngày qua, không khí rộn ràng, phấn khởi bao trùm khắp ngôi làng Brang (xã Đak Pling, huyện Kông Chro). Sau nhiều năm lo sợ vì phải cư ngụ trong vùng sạt lở, giờ đây, bà con đang được chuyển về nơi ở mới, yên tâm ổn định cuộc sống gia đình.
 

Làng Brang có tất cả 108 hộ, trong đó có 60 hộ (với 243 nhân khẩu) nằm trong vùng sạt lở được tỉnh và chính quyền địa phương hỗ trợ di dời nhằm đảm bảo tính mạng cho họ trước mùa mưa bão 2016.
 

Để thực hiện việc di dời, huyện Kông Chro đã nhờ sự giúp sức của 102 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn Bộ binh 1-Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5); 31 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng thời, huy động gần 300 người thuộc cơ quan quân sự huyện; thanh niên 4 xã Đak Kơ Ning, Sró, Đak Sông, Đak Pling cùng lực lượng dân quân tự vệ và nhân dân địa phương.
 

Nơi ở mới có diện tích 3,76 ha, cách chỗ cũ khoảng hơn 200 mét, vốn là đất tạm giao cho Công ty MDF Vinafor trả lại cho địa phương quản lý, sử dụng. Tỉnh đã thống nhất hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để thực hiện việc di dời, tương đương tổng mức kinh phí hỗ trợ là 1,2 tỷ đồng.
 

Bí thư Huyện ủy Kông Chro Trần Cao Nguyên cùng lãnh đạo UBND, các ban, ngành, đoàn thể của huyện cũng thường xuyên có mặt tại làng Brang để nắm tình hình, tiến độ cũng như động viên các lực lượng hỗ trợ và bà con nhanh chóng di dời về nơi ở mới. Trung tá Nguyễn Xuân Hải-Chính trị viên phó, Chủ nhiệm Chính trị-Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kông Chro, người trực tiếp quản lý chung công tác di dời cho biết, sau 2 ngày đã di dời được 32 nhà, trong đó 26 hộ đã hoàn thành nhà và dọn về ở.
 

Vừa dời xong nhà bếp sang nơi ở mới, chị Đinh Thị Đông khẩn trương dọn sạch cỏ và san bằng khu vực phía trước để tiếp tục di dời nhà chính. Chị phấn khởi cho biết: “Không riêng mình mà cả làng ai cũng vui mừng. Chuyển sang đây rồi, từ nay không còn phải lo sợ nguy hiểm gì nữa hết, yên tâm làm ăn phát triển kinh tế”.
 

Ngồi canh những vật dụng của gia đình trong khi chờ con cháu chuyển qua nhà mới, cụ bà luôn nở nụ cười trên môi mỗi lúc nghe có tiếng người qua lại. Dù hai mắt đã không còn tinh anh để chứng kiến rõ ràng sự việc, song chắc hẳn trong lòng già cũng đang rất vui và phấn khởi.
 

Sau khi hoàn thành việc di dời, huyện Kông Chro sẽ đầu tư vốn để làm đường dân sinh, điện thắp sáng và một số hạng mục công trình khác nhằm đảm bảo các điều kiện về đời sống, sinh hoạt cho bà con.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.