Những dược liệu "vàng" được các chuyên gia khuyên dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dược liệu là những loại cây có khả năng chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị một căn bệnh nào đó. Chúng còn được gọi là thảo dược và được sử dụng nhiều trong Đông y hoặc y học cổ truyền.
Những dược liệu được các chuyên gia khuyên dùng. Ảnh: Hạ Mây
Những dược liệu được các chuyên gia khuyên dùng. Ảnh: Hạ Mây
Vào đầu thế kỷ XXI, có đến 252 loại thuốc tân dược cơ bản và thiết yếu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép có nguồn gốc từ thảo dược. Đến nay, các loại cây dược liệu vẫn được mọi người tin dùng khi muốn chữa trị một căn bệnh nào đó.
Củ nghệ
Bộ phận có nhiều tác dụng nổi bật nhất trong cây nghệ là củ nghệ. Theo Đông y, củ nghệ có đặc tính chống ung thư và có khả năng ngăn ngừa đột biến gene.
 
Củ nghệ có đặc tính chống ung thư và có khả năng ngăn ngừa đột biến gene. Ảnh: Hạ Mây
Củ nghệ có đặc tính chống ung thư và có khả năng ngăn ngừa đột biến gene. Ảnh: Hạ Mây
Củ nghệ cũng nổi tiếng với đặc tính chống viêm. Nó thường được dùng để giảm nhẹ triệu chứng cho người bị viêm da, viêm khớp, viêm dạ dày. Không những thế, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ là loại gia vị không thể thiếu trên kệ bếp của nhiều gia đình.
Cây anh thảo
Cây anh thảo có hoa màu vàng rực rỡ. Tinh dầu chiết xuất từ hoa anh thảo có khả năng điều trị bệnh chàm da.
Dầu hoa anh thảo có đặc tính chống viêm. Vì thế, nó cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng hoặc giảm đau do viêm nhiễm.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy dầu từ hoa cây anh thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị đa xơ cứng, rối loạn hormone nội tiết hoặc quá nhạy cảm với insulin.
Cũng như những loại cây dược liệu khác, chiết xuất từ các bộ phận của cây anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược. Vì thế, trước khi muốn sử dụng các loại dược liệu có chiết xuất từ cây anh thảo, người sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tràm trà
Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích cho các vấn đề về da. Thậm chí, kết quả của một cuộc nghiên cứu đã khẳng định siêu năng lực kháng khuẩn trên vết thương và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Nhờ đặc tính này, tràm trà được xem là một loại cây dược liệu có nhiều đóng góp trong việc sản xuất các loại thuốc thảo dược kháng viêm, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên, chiết xuất từ cây tràm trà chỉ an toàn khi dùng ở dạng bôi. Nó có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm nếu bạn dùng theo đường uống. Hơn nữa, tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì thế, người dùng hoàn toàn có khả năng gặp phải các phản ứng dị ứng nếu da không tương thích với các thành phần của sản phẩm.
Chiết xuất hạt nho
Chiết xuất hạt nho là loại dược liệu được bào chế ở dạng lỏng hoặc dạng viên nang. Tác dụng nổi bật nhất của chiết xuất hạt nho là chống oxy hóa. Ngoài ra, nó còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng trong việc giảm cholesterol LDL (có hại) và giảm các triệu chứng lưu thông máu kém ở tĩnh mạch chân.
Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh người thường xuyên tiêu thụ chiết xuất hạt nho có khả năng ngăn chặn và chống lại tế bào ung thư.
Tuy nhiên, loại dược liệu này có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Nó cũng có khả năng tương tác với các loại thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị bệnh huyết áp. Người có những vấn đề trên cần được sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ trước khi muốn sử dụng chiết xuất hạt nho.
HẠ MÂY (TH/LĐO)

Có thể bạn quan tâm