Những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào khi phải chứng kiến bố đánh mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, clip người đàn ông đánh, đấm vợ dã man khiến dư luận phẫn nộ. Điều đáng nói, hành vi này diễn ra trước mặt những đứa trẻ, biến chúng thành nạn nhân, chịu tổn thương trong tâm hồn suốt quãng đời còn lại.

 

 Người chồng đánh vợ ở Bắc Kạn trước mặt con gây phẫn nộ. Ảnh cắt từ clip
Người chồng đánh vợ ở Bắc Kạn trước mặt con gây phẫn nộ. Ảnh cắt từ clip



Sáng 27.8, cư dân mạng bức xúc trước đoạn video ghi cảnh người chồng được cho là thầy dạy võ  thẳng tay đánh đập, ném sỏi vào người vợ đang bế con nhỏ mới 2 tháng tuổi, làm chị và cháu bé nhiều lần ngã xuống nền nhà.

Người phụ nữ bị đánh là V.T.T.L. (sinh năm 1992, đang công tác tại một cơ quan báo chí ở Hà Nội).

Trước đó, trên mạng cũng lan truyền clip cảnh người chồng đánh vợ ở Bắc Kạn trước sự chứng kiến của cậu con trai cũng đã 6-7 tuổi.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, khi chứng kiến những hành động trên của bố với mẹ, những đứa trẻ sẽ phải chịu những tổn thương về tâm lý như thế nào và nhân cách của chúng sẽ ảnh hưởng ra sao.

Theo TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, nhìn những cảnh tượng chồng đánh vợ không ai nghĩ rằng họ từng thề non hẹn biển, yên thương nhau đến trọn đời, từng đầu gối tay ấp. Nhiều người sẽ nghĩ đây là những người dưng chứ không phải vợ chồng. Ngay cả những người xa lạ cũng không hành xử một cách thô bạo, mất nhân tính đến như thế.


 

Hành vi hung hãn của người chồng dạy võ gây phẫn nộ. Ảnh cắt từ clip
Hành vi hung hãn của người chồng dạy võ gây phẫn nộ. Ảnh cắt từ clip



Cũng theo TS Khuất Thu Hồng, trong một gia đình mà bạo hành thường xuyên xảy ra, đứa trẻ sẽ luôn sống trong sự giằng xé, mình đứng về phía nào đây. Nếu đứa trẻ yêu mẹ thì sẽ đứng về phía mẹ, chúng cũng sẽ chịu cảm giác bất lực giống mẹ và lúc nào cũng bị động, sợ hãi và những đứa trẻ đó sẽ không thể phát triển tốt đẹp được. Chúng sẽ ảnh hưởng đến học hành, sự phát triển tâm sinh lý, trong các mối quan hệ với bạn bè và trở thành một đứa trẻ rụt rè.

Mặt khác, có những đứa trẻ khi chứng kiến những hành xử của người bố như vậy, sẽ trở nên hung hăng, gây sự với bạn bè, ít được bạn bè chấp nhận và bị nhìn nhận như đứa trẻ không ngoan.

"Những đứa trẻ sinh ra đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, trong sáng như tờ giấy mà lại bị ảnh hưởng bởi người lớn không cách này thì cách khác. Chúng sẽ trở nên đau khổ, thụ động, bất lực hoặc hung hăng, thích gây hấn. Đây là một điều đáng tiếc" TS Khuất Thu Hồng cho hay.

Hải Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.