Nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì 45 xã được chọn làm điểm để đầu tư xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.

Cụ thể hóa lộ trình trên, UBND tỉnh mới đây đã quyết định chọn 5 xã trong 45 xã điểm thuộc thành phố Pleiku, huyện Đak Pơ, Kbang và 1 xã không thuộc 45 xã điểm của tỉnh là xã Trà Đa (TP. Pleiku) có số tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới cao để tập trung đầu tư đạt xã nông thôn mới vào năm 2013.

 

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh thì con đường để các xã được chọn đầu tư trở thành xã nông thôn mới năm 2013 và 2015 hãy còn lắm chông chênh vì thực tế triển khai hãy còn nhiều điểm khó.

Khó khăn đầu tiên được xác định chính là vốn đầu tư. Sau 3 năm (2011-2013) triển khai thực hiện, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện các phần việc thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trên 18.700 tỷ đồng, trong đó vốn huy động nhân dân là 14.500 tỷ đồng, phần còn lại thuộc ngân sách nhà nước, vay tín dụng, doanh nghiệp đầu tư, lồng ghép các chương trình khác...

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho biết: Trên cơ sở quy định của Trung ương, năm 2012, UBND tỉnh đã quyết định quy định mức hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng đến nay, định mức hỗ trợ vốn vẫn chưa được xây dựng để trình HĐND tỉnh vì mức ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương chưa được quy định.

Thực tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cho thấy nhu cầu huy động nguồn vốn đầu tư là rất lớn. Chủ trương của Trung ương là phân bổ vốn cho địa phương tăng dần từng năm. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh trong 3 năm qua lại giảm dần. Cụ thể, năm 2011 vốn được phân bổ gần 42 tỷ đồng; năm 2012 chỉ còn 37,854 tỷ đồng và năm 2013 còn 36,439 tỷ đồng.

Nguồn vốn phân bổ hạn hẹp kết hợp với mức bố trí vốn giữa các xã điểm của tỉnh và 13 xã của huyện Kbang được Trung ương chọn làm điểm ngang bằng nhau cũng là điểm khó tạo sự bức phá trong xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm. Ngay cả 6 xã được UBND tỉnh chọn làm điểm xây dựng thành xã nông thôn mới năm 2013, tổng vốn đầu tư dự ước khoảng 40 tỷ đồng-theo nhìn nhận của những người có trách nhiệm nếu các xã này không được hỗ trợ vốn đầu tư kịp thời cũng rất khó hoàn thành mục tiêu đề ra.

Chưa hết, kết quả thực hiện chủ trương của tỉnh là rà soát lại các xã đã được chọn làm điểm năm 2010 đến thời điểm này các địa phương đã đề nghị thay đổi 10 xã. Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách thay đổi xã điểm thì nguồn vốn đầu tư xã điểm cũ phải dừng lại để chuyển giao cho xã mới được chọn ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Cùng với vốn đầu tư thì nhận thức của một số cán bộ cấp xã còn hạn chế. Theo kế hoạch, đến năm 2015, Gia Lai có 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lộ trình để đạt mục tiêu trên sẽ rất chông chênh nếu những khó khăn về vốn, nhận thức, nguồn lực cán bộ không được các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ kịp thời.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.