Nguyễn Tấn Sự: Những cánh cửa mở ra thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Luôn đặt uy tín, chất lượng và sự chuyên nghiệp lên hàng đầu, chỉ sau hơn 2 năm sản xuất kinh doanh cửa cuốn, cửa kéo, Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Nội thất Tấn Phát (thôn An Phong, xã Phú An, huyện Đak Pơ) do anh Nguyễn Tấn Sự làm Giám đốc đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, doanh thu mỗi năm đạt hơn 10 tỷ đồng.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Tấn Sự thi vào Khoa Cơ khí Trường Đại học Nha Trang. Ra trường, anh ở lại Nha Trang làm đủ thứ nghề, từ bán hàng điện lạnh, vật liệu xây dựng, bỏ mối cà phê cho các đại lý, làm nhân viên bán hàng cho Công ty Sữa Ba Vì trước khi dừng chân ở một công ty kinh doanh cửa cuốn, cửa kéo. Đang làm việc cho công ty này với mức lương ổn định khoảng 15 triệu đồng/tháng, anh quyết định về quê vợ ở An Khê để khởi nghiệp. Lý do hết sức đơn giản là bởi anh nhận ra rằng, một người làm thuê sẽ khó tự do trong sáng tạo, không thể làm chủ vận mệnh của mình.
    Anh Nguyễn Tấn Sự. Ảnh: H.Đ.T
Anh Nguyễn Tấn Sự. Ảnh: H.Đ.T
Cùng vợ trở về An Khê, đầu năm 2014, anh Sự thành lập Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Nội thất Tấn Phát. Ban đầu, anh nhập các mặt hàng như: sơn, thiết bị năng lượng mặt trời, cửa cuốn, cửa kéo... về bán. Sau 2 năm kinh doanh, với số vốn tích lũy được khoảng 500 triệu đồng, anh quyết định vay mượn thêm gia đình, bạn bè và ngân hàng 1,5 tỷ đồng nữa để đầu tư mở nhà máy sản xuất cửa kéo, cửa cuốn. Dù nhà máy nằm ở huyện Đak Pơ nhưng chỉ cách trung tâm thị xã An Khê chừng 3 km nên rất thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh. Nhờ nắm bắt nhu cầu thị trường nên công việc kinh doanh của anh luôn gặp thuận lợi. Để sản phẩm đạt chất lượng và có uy tín trên thị trường, anh không ngại bỏ vốn đầu tư máy móc hiện đại, sẵn sàng trả lương cao mời các công nhân giỏi, lành nghề về làm việc tại nhà máy. Chính sự đầu tư đúng hướng ấy mà các sản phẩm của Công ty Tấn Phát nhanh chóng được người dùng chấp nhận và đánh giá cao. Anh Sự cho biết: “Để thành công trong kinh doanh thì mình phải biết lập kế hoạch cụ thể và khoa học. Bên cạnh đó, phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường”.
 
Kinh nghiệm khởi nghiệp của Nguyễn Tấn Sự:
* Để thành công trong kinh doanh phải có quản trị chiến lược lâu dài.
* Luôn sáng tạo, đổi mới. 
* Phải đặt uy tín,  chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
Hiện nay, Công ty Tấn Phát tập trung sản xuất 2 dòng sản phẩm chính là cửa cuốn và cửa kéo theo công nghệ Đài Loan và Cộng hòa Liên bang Đức. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao, giá cả phải chăng nên chỉ sau hơn 2 năm, từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, Công ty Tấn Phát đã có 20 đại lý ủy quyền ở khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đội ngũ công nhân hiện có hơn 30 người, mức lương từ 6 triệu đồng đến 16 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, doanh thu của Công ty đạt hơn 10 tỷ đồng/năm. 
Chia sẻ về bí quyết kinh doanh, anh Nguyễn Tấn Sự cho biết: Công ty Tấn Phát luôn theo đuổi triết lý tận dụng những khả năng nội tại để phát triển. Điều này thể hiện qua việc định hướng cho từng cá nhân từ những điều nhỏ nhất như cách ứng xử, nâng cao năng lực bản thân để làm nền tảng cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. “Bên cạnh đó, tôi luôn đặt giá trị minh bạch làm thước đo cho việc điều hành doanh nghiệp của mình nhằm đảm bảo uy tín thương hiệu và chất lượng cho từng sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Giá trị minh bạch đòi hỏi phẩm chất ngay thẳng, sự nhất quán cũng như tính chuyên nghiệp của từng thành viên trong Công ty”-anh Sự nhấn mạnh.
Anh Sự cũng cho biết, trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, anh luôn xác định không vì lợi nhuận mà đánh mất khách hàng. “Lợi nhuận là vấn đề sống còn của doanh nghiệp nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm vì nó có thể giết bạn nhanh hơn. Hiện nay, vì lợi nhuận mà đôi khi một số nhà máy không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Thế nhưng, họ không lường rằng, chính việc này khiến họ mất khách hàng và mất luôn thị trường. Do đó, tôi luôn giữ được sự kiên định cho riêng mình là không vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bất chấp chất lượng”-anh cho hay.
Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.