Nguồn gốc và ý nghĩa của tục hái lộc sau đêm Giao thừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau Giao thừa, người dân Việt Nam thường có tục đến đình chùa thắp hương và hái lộc mang về với hy vọng sẽ rước được nhiều tài lộc về nhà.
Nguồn gốc tục hái lộc đầu năm
Theo sách “Lễ tục trong gia đình người Việt” của tác giả Bùi Xuân Mỹ do Nhà xuất bản Văn hoá - Tôn giáo phát hành, tục hái lộc bắt nguồn từ truyền thuyết vua Hùng đi chơi xuân, hái cành lộc mang về với mục đích truyền điềm tốt lành cho con cháu. 
Truyền thuyết kể, từ thời Vua Hùng đã xuất hiện tục hái lộc. Khi các con đã khôn lớn, Vua Hùng chọn ngày lành tháng tốt làm lễ tế trời đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay), cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm.
Chờ lúc sang canh Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện đằng Đông, Vua chia cho mỗi người con một cành lộc và dạy rằng: "Non ở nhà, già đi ấp. Chẵn lên non, còn xuống biển.
Các con hãy mang cành lộc này đi trấn giữ các phương, răn dạy dân làm ăn trên đường đi nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà sẽ bỏ chạy không hại được các con".
Trải qua mấy nghìn năm, nét đẹp này còn lưu truyền mãi mãi. Đến nay cứ sau giao thừa, người ta làm cuộc du xuân cầu cúng tìm may. Chọn được hướng đi xuất hành tốt, mọi người đến đền, chùa làm lễ. 

Sau đêm Giao thừa, mọi người đến đình, chùa thắp hương đầu năm và hái một nhánh cây non mang về. Ảnh: LĐO
Sau đêm Giao thừa, mọi người đến đình, chùa thắp hương đầu năm và hái một nhánh cây non mang về. Ảnh: LĐO
Ý nghĩa của hái lộc 
Theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, hái lộc xuân từ những cây thuốc thuộc bộ tứ linh thực vật (đa, sung, sanh, si) sẽ mang đến cho mọi người những điều may mắn nhất vì những cây này tương ứng với bộ tứ linh động vật (long, lân, quy, phụng) trấn ải vùng ngoại thất, còn những lộc hái từ những cây thuộc bộ tứ quý thực vật (tùng, cúc trúc, mai) ứng với tứ bình thuộc phạm vi nội thất. Bốn góc nhà sẽ phối hợp tạo niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình. 
"Lộc" có 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất là nhánh cây non và nghĩa thứ 2 là bổng lộc.
Theo đó, trong cụm từ “hái lộc đầu xuân” sẽ mang ý nghĩa là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây, từ nách lá.
Theo tục người xưa, đầu năm, mọi người sau khi đến đình, chùa thắp hương đầu năm sẽ hái một nhánh cây non mang về treo trước nhà hoặc bày trên bàn thờ với hy vọng có thể đem phước lộc về cho gia đình. Khi hái xong thì niệm chú: "Xin lộc lấy may!" rồi mới ngắt. Nhất thiết không được cho lộc nếu cho lộc sẻ mất lộc. 
Có trường hợp nhiều khi quá đông người, không thể vào lễ trước bàn thờ, phải đứng ngoài sân cầm hương thắp khấu đầu vái và khẩn cầu. Có người mang theo về vài ba nén hương gọi là hương lộc đem cắm vào bát hương Táo quân ở nhà. Lửa đỏ ở mấy nén hương là lộc Phật Thánh bàn, biểu tượng cho thịnh vượng. 
Tuy nhiên, ngày nay, tục lệ hái lộc nên đi kèm với việc bảo vệ thiên nhiên, tránh phá hoại cây cối. Một số người lựa chọn thay vì hái lộc có thể mua cây mía để thay thế.
HƯƠNG LÊ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mùi hương kỷ niệm

Mùi hương kỷ niệm

Mạ tôi suy nghĩ chừng lung lắm rồi quả quyết rằng, bánh gừng hoàn toàn được làm từ bột nếp rây mịn, qua ba ngày ba đêm ủ trong thúng ba ang với lá thầu đâu mà không hề dùng một loại men nào.
Người Việt ăn tết, chơi xuân

Người Việt ăn tết, chơi xuân

Từ “tết“ bắt nguồn từ từ “tiết“, chỉ thời điểm chuyển đoạn mang tính chu kỳ của thời tiết/khí hậu. Các cư dân làm nông dựa theo các tiết khí, theo sự biểu hiện của thời tiết, khí hậu, như: nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa, gió, bão... liên quan đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi để định nông lịch.
Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

(GLO)- Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, bình yên. Vì vậy, hình ảnh con dê được chế tác thành nhiều vật phẩm phong thủy để trưng bày và đeo trên người nhằm giúp chủ nhân thu hút vượng khí, may mắn. Cùng với đó, các món ăn chế biến từ dê còn bổ sung cho thực khách nhiều dinh dưỡng.
Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Cây dáng nhỏ, gốc rễ xù xì, hoa chúm chím, cánh mỏng manh trắng muốt, nhất chi mai (mai trắng) được được ví là loại hoa tinh khiết nhất trong “thập đại danh hoa“. Nhiều “thượng đế“ sẵn sàng rút hầu bao để sở hữu một cây mai trắng chơi Tết.
Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Xuất phát từ tình yêu, đam mê mỹ thuật, được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ văn hóa dân gian Việt Nam, năm nay các họa sĩ trẻ của Lamphong Studio tiếp tục xây dựng dự án con giáp thường niên. Điểm nhấn Tết Nhâm Dần năm 2022 chính là hình tượng hổ ôm hoa sen, còn được gọi với cái tên Nhâm Nhi Dần.
Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Nhân dịp chào xuân mới Nhâm Dần 2022, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Phiên chợ ngày Tết“ với nhiều hoạt động thú vị. Đây là nơi công chúng có thể hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu cùng các phong tục, trò chơi truyền thống trong dịp lễ tết của dân tộc và đắm mình trong những ký ức, hoài niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.