Ý nghĩa của nhiều món ăn dịp Tết Nguyên đán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong dịp Tết Nguyên đán 2022, mỗi gia đình chuẩn bị nhiều món ăn nhẹ để đãi cả nhà và khách đến chơi. Các món bánh kẹo, những món ăn vặt và trái cây trong năm mới đều ẩn chứa những lời chúc tốt lành cho năm mới.
Bạn có muốn biết những món ăn vặt hàng đầu trong năm mới của các nước đón Tết Nguyên đán gồm những gì và ý nghĩa ra sao không?
Táo tàu - Sự giàu có và thịnh vượng
Màu đỏ là màu may mắn, có nghĩa là bùng nổ và thịnh vượng, còn có nghĩa sự khởi đầu sớm. Đó là lý do tại sao táo tàu thường được ăn trong những dịp lễ hội, lễ cưới, tiệc tân gia, đầy tháng...
 
Món ăn vặt ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock
Món ăn vặt ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock
Là món ăn vặt hàng đầu trong năm mới, táo tàu được dùng ở dạng sấy khô. Bạn có thể bốc ăn hoặc cắt thành từng lát.
Đậu phộng - Sức sống và tuổi thọ
Lạc hay còn gọi là “hạt trường thọ” tượng trưng cho sức sống, trường thọ, phú quý, công danh.
Người ta luôn bỏ vỏ khi ăn đậu phộng. Có nhiều cách để chế biến đậu phộng, như luộc hoăc xào.
Nhãn khô - Sự đoàn tụ
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng ăn long nhãn có thể bồi bổ sinh lực. Có thể ăn trực tiếp phần thịt hoặc có thể dùng để pha trà.
Hạt hướng dương - Hạt hạnh phúc
Hạt hướng dương và hạt dẻ cười có nghĩa là “hạt hạnh phúc” trong tiếng Trung Quốc nên thường xuất hiện trong các món ăn vặt ngày tết.
Ăn hạt hướng dương, trò chuyện và xem ti vi là hình ảnh khá phổ biến trong một buổi tụ họp năm mới. Cũng như hạt hướng dương, hạt dưa và hạt bí cũng được dùng làm đồ ăn vặt.
Kẹo - Một cuộc sống ngọt ngào
 
Nhiều loại hạt xuất hiện trong ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock
Nhiều loại hạt xuất hiện trong ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: Shutterstock
Kẹo là món ăn vặt thường thấy trong dịp Tết Nguyên đán. Ăn kẹo tượng trưng cho sự xuất hiện hoặc khởi đầu ngọt ngào trong năm tới.
Bánh mì dài phủ mè - Sự đủ đầy sung túc
Bánh mì được làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ, lăn trong mè trắng rồi chiên vàng. Giòn ở bên ngoài và mềm ở bên trong.
Bánh mì hạt mè được chiên cho đến khi bên trong trở nên giòn và có hình trụ, theo trang web Chinahighlights.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mùi hương kỷ niệm

Mùi hương kỷ niệm

Mạ tôi suy nghĩ chừng lung lắm rồi quả quyết rằng, bánh gừng hoàn toàn được làm từ bột nếp rây mịn, qua ba ngày ba đêm ủ trong thúng ba ang với lá thầu đâu mà không hề dùng một loại men nào.
Người Việt ăn tết, chơi xuân

Người Việt ăn tết, chơi xuân

Từ “tết“ bắt nguồn từ từ “tiết“, chỉ thời điểm chuyển đoạn mang tính chu kỳ của thời tiết/khí hậu. Các cư dân làm nông dựa theo các tiết khí, theo sự biểu hiện của thời tiết, khí hậu, như: nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa, gió, bão... liên quan đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi để định nông lịch.
Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

(GLO)- Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, bình yên. Vì vậy, hình ảnh con dê được chế tác thành nhiều vật phẩm phong thủy để trưng bày và đeo trên người nhằm giúp chủ nhân thu hút vượng khí, may mắn. Cùng với đó, các món ăn chế biến từ dê còn bổ sung cho thực khách nhiều dinh dưỡng.
Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Cây dáng nhỏ, gốc rễ xù xì, hoa chúm chím, cánh mỏng manh trắng muốt, nhất chi mai (mai trắng) được được ví là loại hoa tinh khiết nhất trong “thập đại danh hoa“. Nhiều “thượng đế“ sẵn sàng rút hầu bao để sở hữu một cây mai trắng chơi Tết.
Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Xuất phát từ tình yêu, đam mê mỹ thuật, được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ văn hóa dân gian Việt Nam, năm nay các họa sĩ trẻ của Lamphong Studio tiếp tục xây dựng dự án con giáp thường niên. Điểm nhấn Tết Nhâm Dần năm 2022 chính là hình tượng hổ ôm hoa sen, còn được gọi với cái tên Nhâm Nhi Dần.
Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Nhân dịp chào xuân mới Nhâm Dần 2022, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Phiên chợ ngày Tết“ với nhiều hoạt động thú vị. Đây là nơi công chúng có thể hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu cùng các phong tục, trò chơi truyền thống trong dịp lễ tết của dân tộc và đắm mình trong những ký ức, hoài niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.