Hướng tốt và giờ đẹp để xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Xem giờ đẹp và hướng xuất hành đầu năm mới từ lâu đã trở thành 1 việc làm không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt. 
Từ xưa đến nay, mỗi khi tết về, mỗi gia đình Việt đều thực hiện thói quen xuất hành. Việc này không chỉ đơn thuần là theo sở thích hay cảm tính. Mà theo quan niệm của phương Đông thì việc xem giờ xuất hành và hướng xuất hành đóng vai trò vô cùng quan trọng.  Tuy nhiều người đã được nghe từ ai đó từ “xuất hành”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được thực sự xuất hành là gì?
Theo sách "Bàn về lịch vạn niên" của tác giả Tân Việt do Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc phát hành, thực tế, mọi việc làm đều có thành có bại. Tuy nhiên, không phải việc thành bại sẽ phụ thuộc chính vào ngày giờ. Đối với một người trong một năm, năm năm, không thể tránh khỏi rủi ro bất ngờ. Thế nhưng, hễ có chuyện gì không hay xảy ra, họ sẽ cho rằng đó là không chọn ngày và chọn giờ, chọn hướng.

Chọn giờ đẹp để xuất hành vào mùng 1 Tết là thói quen của nhiều người. Ảnh: TL
Chọn giờ đẹp để xuất hành vào mùng 1 Tết là thói quen của nhiều người. Ảnh: TL
Trao đổi với Lao Động, Chuyên gia phong thuỷ Master Phùng Phương cho biết, quan niệm xuất hành là thời điểm đầu tiên khi chúng ta rời khỏi ngôi nhà mình, nghĩa là thời khắc đầu tiên chúng ta nhận được linh khí đất trời. Chính vì vậy chúng ta thường được khuyên nên đi về hướng có cát khí tốt, và thần sát tốt đáo tới.
Theo quan niệm đó, năm 2022, ngày mồng 1 là ngày Sóc, được cho là ngày khởi khí khai lộc. Cụ thể, ngày mùng 1, hướng Hỷ thần là Tây Bắc, và Tài Thần là Đông Nam.
Tuy nhiên, thần sát xấu Hạc Thần mùng 1 cũng trùng phương Tây Bắc. Nên mùng 1 chúng ta sẽ xuất hành hướng Đông Nam để đón Hỷ thần mang lại niềm vui quanh năm cho chúng ta.
Chuyên gia phong thuỷ Master Phùng Phương cũng cho biết thêm, thời điểm tốt để tiến hành xuất hành là giờ Dần 3h đến 5h. Đây là khung giờ Tốc Hỷ, cũng là khung giờ sẽ tạo ra những niềm vui.
Vậy, xuất hành mùng 1 hướng Đông Nam vào 3h đến 5h sáng sẽ đắc cách Song Hỷ - Đại Cát Đại Hỷ.
“Chú ý đặc biệt ngày chuyển giao Thái Tuế - Tiết lập xuân rất quan trọng trong phong thủy. Năm nay sẽ vào ngày 4.2 dương lịch tức 4.1 âm lịch tết Nhâm Dần. Giao thừa là chuyển giao năm âm, lập xuân chuyển giao phong thủy.  Trong ngày này thì chúng ta cần xuất phát vào giờ Tỵ 9h đến 11h và đi về hướng Đông Nam” Chuyên gia phong thuỷ Master Phùng Phương chia sẻ.
HẢI MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mùi hương kỷ niệm

Mùi hương kỷ niệm

Mạ tôi suy nghĩ chừng lung lắm rồi quả quyết rằng, bánh gừng hoàn toàn được làm từ bột nếp rây mịn, qua ba ngày ba đêm ủ trong thúng ba ang với lá thầu đâu mà không hề dùng một loại men nào.
Người Việt ăn tết, chơi xuân

Người Việt ăn tết, chơi xuân

Từ “tết“ bắt nguồn từ từ “tiết“, chỉ thời điểm chuyển đoạn mang tính chu kỳ của thời tiết/khí hậu. Các cư dân làm nông dựa theo các tiết khí, theo sự biểu hiện của thời tiết, khí hậu, như: nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa, gió, bão... liên quan đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi để định nông lịch.
Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

(GLO)- Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, bình yên. Vì vậy, hình ảnh con dê được chế tác thành nhiều vật phẩm phong thủy để trưng bày và đeo trên người nhằm giúp chủ nhân thu hút vượng khí, may mắn. Cùng với đó, các món ăn chế biến từ dê còn bổ sung cho thực khách nhiều dinh dưỡng.
Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Cây dáng nhỏ, gốc rễ xù xì, hoa chúm chím, cánh mỏng manh trắng muốt, nhất chi mai (mai trắng) được được ví là loại hoa tinh khiết nhất trong “thập đại danh hoa“. Nhiều “thượng đế“ sẵn sàng rút hầu bao để sở hữu một cây mai trắng chơi Tết.
Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Xuất phát từ tình yêu, đam mê mỹ thuật, được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ văn hóa dân gian Việt Nam, năm nay các họa sĩ trẻ của Lamphong Studio tiếp tục xây dựng dự án con giáp thường niên. Điểm nhấn Tết Nhâm Dần năm 2022 chính là hình tượng hổ ôm hoa sen, còn được gọi với cái tên Nhâm Nhi Dần.
Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Nhân dịp chào xuân mới Nhâm Dần 2022, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Phiên chợ ngày Tết“ với nhiều hoạt động thú vị. Đây là nơi công chúng có thể hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu cùng các phong tục, trò chơi truyền thống trong dịp lễ tết của dân tộc và đắm mình trong những ký ức, hoài niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.