Người dân các nước Châu Á ăn gì để lấy may dịp năm mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết Nguyên đán là dịp quan trọng để chào đón năm mới âm lịch ở một số quốc gia ở Châu Á. Mỗi nước có những món ăn đặc biệt để lấy may đầu năm mới.

Người dân một số nước Châu Á chào đón Tết Nguyên đán bằng những món ăn truyền thống mang ý nghĩa may mắn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Người dân một số nước Châu Á chào đón Tết Nguyên đán bằng những món ăn truyền thống mang ý nghĩa may mắn. Ảnh: Tân Hoa Xã


1. Bánh chưng - Việt Nam
 

 Nộm Yeesang là món ăn năm mới của người Malaysia và Singapore. Ảnh: Malaysianchinesekitchen
Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: LĐO

Bánh chưng là món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam để tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất. Bánh được làm từ nguyên liệu gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh chưng là món ăn không thể thiếu của người Việt trong ngày Tết Nguyên đán và Giỗ tổ Hùng Vương (10.3 âm lịch).

2. Nộm Yeesang - Malaysia và Singapore


 

Nộm Yeesang là món ăn năm mới của người Malaysia và Singapore. Ảnh: Malaysianchinesekitchen
Nộm Yeesang là món ăn năm mới của người Malaysia và Singapore. Ảnh: Malaysianchinesekitchen


Nộm Yeesang thuộc về phong tục Tết của người Hoa ở Malaysia và Singapore. Món ăn được dùng như món khai vị để mang đến may mắn và tài lộc cho năm mới.

Trong tiếng Hoa, Yeesang mang hàm nghĩa dư thừa, dư giả, gồm các loại rau, củ thái sợi và cá cắt lát mỏng cùng với nước sốt, các loại hạt trộn lẫn với nhau.

3. Sủi cảo – Trung Quốc

 

Món sủi cảo của người Trung Quốc. Ảnh: News.cn
Món sủi cảo của người Trung Quốc. Ảnh: News.cn


Sủi cảo là một loại bánh bao của Trung Quốc với vỏ làm bằng bột, chứa bên trong là nhiều loại nhân rau hoặc thịt khác nhau. Sủi cảo có thể chiên hoặc hấp tùy ý. Là một phần đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo được dùng làm món ăn chính trong dịp Tết Nguyên đán hoặc làm món ăn quanh năm tại các tỉnh phía bắc nước này.

4. Mì trường thọ - Trung Quốc


 

Mì trường thọ ngụ ý một năm mới sức khỏe và sống lâu. Ảnh: Wiki
Mì trường thọ ngụ ý một năm mới sức khỏe và sống lâu. Ảnh: Wiki


Trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường ăn một loại mì được gọi là mì trường thọ với ngụ ý mong muốn một cuộc sống khỏe mạnh và sống lâu. Ngoài ra, mì cũng thường được sử dụng vào dịp sinh nhật hoặc mừng thọ.

5. Canh bánh gạo TteokGuk – Hàn Quốc


 

Canh bánh gạo TteokGuk ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Travel
Canh bánh gạo TteokGuk ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Travel



Canh bánh gạo Tteokguk là một món canh bánh gạo truyền thống của Hàn Quốc. Món ăn này thường được ăn trong lễ Seollal, chính là Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc. Những miếng bánh gạo có màu trắng và hình đồng xu được nấu cùng thịt, trứng và rong biển. Người ta tin rằng màu trắng tinh khiết mang ý nghĩa thanh lọc tâm trí và cơ thể của họ khỏi những điều xui xẻo.

Miếng bánh gạo cũng được cho là trông giống như những đồng xu cổ, bạn ăn món này ngụ ý đang tích của cải – một mong muốn tốt lành cho năm mới.

6. Bánh tổ - Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

 

 Bánh tổ của người Hội An, Quảng Nam. Ảnh: LĐO
Bánh tổ của người Hội An, Quảng Nam. Ảnh: LĐO


Bánh tổ là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, dùng làm món tráng miệng hoặc cúng lễ trong ẩm thực Trung Quốc, đặc biệt vào mỗi dịp lễ tết để mang lại may mắn cho mọi người.

Loại bánh này ở việt Nam phổ biến nhất là ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Kể từ khi du nhập từ Trung Quốc, bánh tổ đã trở thành một đặc sản truyền thống lâu đời của người dân xứ Quảng.

 

https://laodong.vn/cuoc-song-do-day/nguoi-dan-cac-nuoc-chau-a-an-gi-de-lay-may-dip-nam-moi-998427.ldo

Theo Phương Linh (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Mùi hương kỷ niệm

Mùi hương kỷ niệm

Mạ tôi suy nghĩ chừng lung lắm rồi quả quyết rằng, bánh gừng hoàn toàn được làm từ bột nếp rây mịn, qua ba ngày ba đêm ủ trong thúng ba ang với lá thầu đâu mà không hề dùng một loại men nào.
Người Việt ăn tết, chơi xuân

Người Việt ăn tết, chơi xuân

Từ “tết“ bắt nguồn từ từ “tiết“, chỉ thời điểm chuyển đoạn mang tính chu kỳ của thời tiết/khí hậu. Các cư dân làm nông dựa theo các tiết khí, theo sự biểu hiện của thời tiết, khí hậu, như: nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa, gió, bão... liên quan đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi để định nông lịch.
Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

Đầu năm nói chuyện ăn thịt dê lấy may

(GLO)- Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, bình yên. Vì vậy, hình ảnh con dê được chế tác thành nhiều vật phẩm phong thủy để trưng bày và đeo trên người nhằm giúp chủ nhân thu hút vượng khí, may mắn. Cùng với đó, các món ăn chế biến từ dê còn bổ sung cho thực khách nhiều dinh dưỡng.
Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Không phải đào hay quất, loại mai "quốc hồn quốc tuý" này mới khiến nhiều người mê mẩn dịp Tết Nguyên đán 2022

Cây dáng nhỏ, gốc rễ xù xì, hoa chúm chím, cánh mỏng manh trắng muốt, nhất chi mai (mai trắng) được được ví là loại hoa tinh khiết nhất trong “thập đại danh hoa“. Nhiều “thượng đế“ sẵn sàng rút hầu bao để sở hữu một cây mai trắng chơi Tết.
Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Câu chuyện "Nhâm Nhi Dần"

Xuất phát từ tình yêu, đam mê mỹ thuật, được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ văn hóa dân gian Việt Nam, năm nay các họa sĩ trẻ của Lamphong Studio tiếp tục xây dựng dự án con giáp thường niên. Điểm nhấn Tết Nhâm Dần năm 2022 chính là hình tượng hổ ôm hoa sen, còn được gọi với cái tên Nhâm Nhi Dần.
Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Đi chợ Tết ở thành cổ Đà Nẵng

Nhân dịp chào xuân mới Nhâm Dần 2022, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Phiên chợ ngày Tết“ với nhiều hoạt động thú vị. Đây là nơi công chúng có thể hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu cùng các phong tục, trò chơi truyền thống trong dịp lễ tết của dân tộc và đắm mình trong những ký ức, hoài niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.