Người trẻ trên tuyến đầu chống dịch: 'Vành đai sống' ngăn chặn dịch nơi biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tháng 4, thời tiết ở biên giới ngày nắng rát da thịt, đêm ngủ lều dã chiến gió lạnh run người. Vài cơn mưa nặng hạt đầu mùa khiến hoạt động của tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 nơi tuyến đầu này càng thêm khó nhọc.
Các chiến sĩ Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương (An Giang) kiểm tra thân nhiệt người dân. Ảnh: Trần Ngọc
Các chiến sĩ Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương (An Giang) kiểm tra thân nhiệt người dân. Ảnh: Trần Ngọc
Để ngăn dịch lây lan từ nước ngoài vào trong nước, mỗi ngày hàng ngàn chiến sĩ biên phòng đóng chốt 24/24 dọc các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới để bảo vệ người dân được an toàn.
Chỉ riêng tại An Giang, từ đầu tháng 2.2020 đến nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã thành lập 131 tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19, với gần 800 chiến sĩ tham gia kiểm soát 100 km biên giới giáp với Campuchia. Tất cả vì mục tiêu không để lọt mầm bệnh vào nội địa.
Sống trong lều dã chiến
Đồn BP Phú Hữu (H.An Phú, An Giang) có nhiệm vụ quản lý 6,4 km đường biên giới bộ và 400 m biên giới thủy, giáp xã Prekchreyk (H.Korthom, tỉnh Kandal, Campuchia). Do đặc thù đường biên giới của đồn quản lý chiếm gần 100% là đất liền, có nhiều đường mòn, lối mở và người dân hai bên biên giới chủ yếu trồng rẫy, hoa màu đi lại hằng ngày để chăm sóc, thu hoạch nông sản nên việc kiểm soát, phòng chống dịch xâm nhập từ biên giới càng thêm khó khăn.
Các chiến sĩ Đồn biên phòng Phú Hữu ngủ võng ở các chốt biên giới bị mưa ướt
Các chiến sĩ Đồn biên phòng Phú Hữu ngủ võng ở các chốt biên giới bị mưa ướt
Đại úy Nguyễn Văn Huy (35 tuổi), Chính trị viên Đồn BP Phú Hữu, cho biết đơn vị thành lập 9 tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm phối hợp với lực lượng công an, quân sự địa phương chốt chặn ở các đường mòn, lối mở, ngăn không cho người dân qua lại biên giới. Trong đó, có 1 tổ làm việc tại đồn cơ động khi cần thiết, 8 tổ còn lại phải làm lán trại bằng bạt dã chiến để trực 24/24 tại biên giới. Với các tổ làm nhiệm vụ ở các lều dã chiến, điều kiện sinh hoạt, ăn uống rất vất vả. Từ nấu ăn cho đến ngủ nghỉ đều diễn ra tại khu lán trại trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, đòi hỏi các chiến sĩ phải nỗ lực để thích nghi.
Binh nhất Chau Sô Ríth (23 tuổi), Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 số 3 Đồn BP Phú Hữu, nói: “Cắm chốt ở các lều dã chiến tuy điều kiện sinh hoạt không bằng ở đồn, nhưng qua hơn 2 tháng trực chiến, chúng tôi đã thích nghi tốt, sức khỏe đảm bảo”.
Còn đại úy Chau Sốc Dếth (33 tuổi), Tổ trưởng Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 số 3 Đồn BP Phú Hữu, cho hay để không một ai lọt qua biên giới, các thành viên trong tổ phải luân phiên mắc võng trực tại điểm mốc số 87 cách nơi tổ đóng quân hơn 500 m. Có những đêm đang trực, bất ngờ mưa lớn ập đến, dù đã chuẩn bị bạt để che nhưng ai cũng ướt nhem. “Mùa nắng nóng tuy oi bức một chút nhưng còn dễ chịu hơn mùa mưa, bùn lầy vất vả nên anh em động viên hỗ trợ lẫn nhau. Tuy khó khăn nhưng anh em rất tự hào vì đã góp công sức cùng cả nước để phòng, chống dịch lây lan”, đại úy Chau Sốc Dếth nói.
Chuẩn bị cơm trưa
Chuẩn bị cơm trưa
Gác lại tình cảm riêng
Đại úy Chau Sốc Dếth và binh nhất Chau Sô Ríth cùng là người dân tộc Khmer (quê H.Tri Tôn, An Giang). Giữa tháng 4 hằng năm là dịp đồng bào dân tộc Khmer ăn Tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây. Nếu không có dịch Covid-19, các anh sẽ được đơn vị cho nghỉ phép 3 ngày để về quê đón tết cùng gia đình. Nhưng năm nay, dịch bệnh căng thẳng nên các anh đành gác lại niềm vui riêng để ở lại tập trung chống dịch.
Chau Sô Ríth cho biết: “Không về quê đón tết cổ truyền của dân tộc cùng với gia đình cũng hơi buồn một chút. Nhưng tôi nghĩ ba mẹ ở quê cũng sẽ hãnh diện vì tôi đã góp sức vào việc phòng, chống dịch ở biên giới. Năm nay tôi sẽ đón cái tết đặc biệt cùng đồng nghiệp trong lán trại”.
Hơn 2 tháng tập trung xuyên suốt tại đơn vị để phòng, chống dịch, đại úy Nguyễn Văn Huy, Chính trị viên Đồn BP Phú Hữu, luôn là thủ lĩnh tinh thần để động viên các chiến sĩ trong đơn vị nhằm hình thành “vành đai sống” ngăn chặn dịch nơi biên giới. Ngoài ra, đại úy Huy cũng thường xuyên kiểm tra nắm tình hình hoạt động ở tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của đồn để mọi người không lơ là, mất cảnh giác; không để lọt người qua lại biên giới nhằm tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Các chiến sĩ Đồn biên phòng Phú Hữu (An Giang) tuần tra, kiểm soát
Các chiến sĩ Đồn biên phòng Phú Hữu (An Giang) tuần tra, kiểm soát
Cương trực, rắn rỏi, tình cảm và đầy trách nhiệm, nhưng đại úy Huy phải nén chặt tình cảm riêng tư. Huy tâm sự, anh nhận nhiệm vụ vào đơn vị tập trung trực chống dịch Covid-19 khi vợ sinh con gái nhỏ chưa đầy một tháng. Sau đó, 2 con gái anh bị bệnh phải nhập viện. Chưa hết, cha anh gần 70 tuổi ở ngoài quê Thanh Hóa bị tai biến, liệt nửa người đang nhập viện. Không thể về nhà được trong lúc giai đoạn căng thẳng cuộc chiến phòng, chống dịch nên anh chỉ biết gọi điện để an ủi người thân, vợ con.
Kiên quyết bám trụ, đẩy lùi dịch
Trung tá Hồ Phi Long, Đồn trưởng Đồn BP Phú Hữu, cho hay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hầu hết chiến sĩ của đồn còn trẻ, tất cả đều quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa” bám trụ biên giới. Trở ngại trong công tác chống dịch lúc này là ngày nắng nóng, đêm mưa và sinh hoạt ở lán trại nên lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các chiến sĩ.
Tình hình dịch bệnh đang lây lan nhanh tại Campuchia nên cán bộ, chiến sĩ Đồn BP quốc tế Vĩnh Xương (TX.Tân Châu, An Giang) đang thắt chặt quản lý hơn 7 km đường biên giới bộ và biên giới sông tiếp giáp với nước bạn.
Thượng tá Hoàng Văn Đặng, Chính trị viên Đồn BP quốc tế Vĩnh Xương, cho biết: “Đồn có 7 tổ công tác dựng lều trại chống dịch ở biên giới. Các chiến sĩ ăn, ngủ trong điều kiện khó khăn nhưng không ai rời vị trí. Tất cả các đường mòn, lối mở đều được kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập”.
Trung tá Nguyễn Văn Hiệp, Phó chủ nhiệm chính trị BĐBP tỉnh An Giang, cho biết với phương châm “chống dịch như chống giặc”, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị tập trung bám biên giới thực hiện nhiệm vụ chống dịch xâm nhập. Nhờ được sự động viên hỗ trợ kịp thời về tinh thần, vật chất của các cấp, các ngành nên cán bộ, chiến sĩ đều an tâm công tác để sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Theo Trần Ngọc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).