Người trẻ 'biến tấu' máy rửa tay ngừa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các đoàn viên thanh niên, sinh viên tại TP Đà Nẵng đã chế tạo và đưa vào ứng dụng rộng rãi hàng chục máy rửa tay tự động với nhiều “biến tấu“ thú vị thích hợp đặt ở các điểm công cộng trên toàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19.
Người dân hào hứng với máy rửa tay tự động - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Người dân hào hứng với máy rửa tay tự động - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
"Bước vào cơ quan là thấy hai cô chú áo xanh nhắc rửa tay rồi nên không ai quên được cả" - bà Nguyễn Thị Nhật Tuyền, người dân đến làm giấy tờ ở trụ sở UBND Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng vui vẻ nói.
Máy rửa tay tự động thì dễ bởi bộ cảm biến thì mua sẵn, nhưng làm sao tuyên truyền việc rửa tay cho người dân mới là hiệu quả.
Anh Nguyễn Thanh Phong, bí thư Đoàn phường Hòa Thuận Đông
Sáng kiến hạn chế lây nhiễm chéo
"Hai cô chú áo xanh" nhắc rửa tay mà bà Tuyền nói chẳng phải cô chú nào biết nói năng. Đó là hai hình nộm chibi với sắc áo thanh niên của chiếc máy rửa tay cảm biến. Từ giữa tháng 3, khi có sự xuất hiện của hai "cô chú áo xanh" này, bảo vệ ở cơ quan không cần phải túc trực nhắc nhở người dân, cán bộ nhân viên ra vào việc rửa tay như trước.
Góc sát cổng ra vào cũng được tô điểm nổi bật nhờ hai hình chibi khá ngộ nghĩnh. Bà Tuyền bảo rằng mùa dịch, ai đi vào nơi nào làm việc cũng ý thức rửa tay, nhưng có lúc lại quên khuấy những chai nước rửa tay nhỏ xíu trên bàn. Chiếc máy rửa tay tự động với hình nộm cao bằng đầu người và thông điệp kêu gọi rửa tay sẽ đập vào mắt, không ai là không nhớ.
Nói đoạn bà đưa đôi tay của mình vào dưới vị trí có mũi tên chỉ định, ngay lập tức, lượng nước rửa tay sát khuẩn vừa phải tưới nhẹ nhàng vào tay và tự động ngắt khi đưa tay ra khỏi vị trí.
Bà Tuyền cười hóm hĩnh: "Hiện đại quá và vệ sinh quá, tiện và an toàn hơn hẳn". Bảo vệ cơ quan này cho biết, từ khi có mô hình máy rửa tay tự động, người ra vào cơ quan không cần ai nhắc nhở cũng tự động rửa tay sạch sẽ. Ai cũng hào hứng trước mô hình đặc biệt này.
Hai mô hình máy rửa tay sát khuẩn tự động là sản phẩm công nghệ được nghiên cứu, chế tạo bởi một nhóm cán bộ Đoàn, Đoàn viên thanh niên của hai phường Hòa Thuận Đông và phường Phước Ninh thuộc quận Hải Châu. Máy có cấu tạo đơn giản gồm hệ thống cảm biến, vòi phun và bình đựng dung dịch nước sát khuẩn nửa lít gắn khéo léo vào một hình nộm chibi.
Để lấy dung dịch sát khuẩn, người dùng chỉ cần đưa lòng bàn tay vào dưới vòi phun mà không phải tiếp xúc vào thiết bị. Nhờ có hệ thống cảm biến tự động được kích hoạt sẽ phun một lượng dung dịch vừa đủ vào tay người cần rửa.
Những người thợ không chuyên hoàn thiện các công đoạn cuối cùng của máy rửa tay tự động - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Những người thợ không chuyên hoàn thiện các công đoạn cuối cùng của máy rửa tay tự động - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Mong sản phẩm được nhân rộng
Nói cấu tạo nghe có vẻ đơn giản, nhưng đến tận "đại bản doanh" của các anh những ngày giữa mùa dịch này mới thấy được hết khó khăn và sự quyết tâm của những người thợ không chuyên.
Giữa sảnh trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi phường Hòa Thuận Đông bày ngổn ngang sắt thép, mạch điện, mô hình chưa hoàn thiện... Chừng 5 anh chàng hì hụi tháo, lắp để kịp giao 9 máy cho một đơn vị đặt hàng tặng các chốt kiểm soát dịch.
Anh Phan Lê Ngọc Huy, sinh viên Bách Khoa năm 4 vừa thở hổn hển sau một vòng lùng mua mấy món linh kiện: "Từ khi có lệnh cách ly xã hội, các cửa hàng cũng đóng cửa, việc vận chuyển linh kiện cũng khó khăn hơn. Ngoại trừ những thứ bắt buộc phải mua thì anh em tự làm hết nên chi phí hoàn thành mỗi máy hiện chỉ mất 1,5 triệu đồng".
Huy là người đã đưa ra sáng kiến làm chiếc máy rửa tay tự động từ hồi giữa tháng 2. Học hỏi từ nhiều mô hình trên mạng, huy bảo nhìn sự tiện lợi của những chiếc vòi nước cảm biến ở các khách sạn càng thôi thúc các anh phải làm cho bằng được chiếc máy rửa tay để ngăn lây nhiễm chéo trước tình hình dịch bệnh cấp bất.
Anh Nguyễn Thanh Phong - bí thư Đoàn phường Hòa Thuận Đông nói: máy rửa tay tự động thì dễ bởi bộ cảm biến thì mua sẵn, nhưng làm sao tuyên truyền việc rửa tay cho người dân mới là hiệu quả.
Mô hình được nhân rộng và đưa vào sử dụng ở nhiều điểm để ngăn lây nhiễm chéo dịch COVID_19- Ảnh ĐOÀN NHẠN
Mô hình được nhân rộng và đưa vào sử dụng ở nhiều điểm để ngăn lây nhiễm chéo dịch COVID_19- Ảnh ĐOÀN NHẠN
"Chợt nghĩ trước đây, những mô hình chibi tuổi trẻ thành phố đặt ở các điểm giao thông nhận được phản hồi rất tốt. Người dân thích thú khi khẩu hiệu tuyên truyền khô cứng được truyền đi bởi các hình nộm chibi sinh động khiến họ ghi nhớ tốt hơn. Bọn mình bắt tay vào thực hiện ngay" - anh Phong nói.
Nhiều nơi ứng dụng máy rửa tay tự động
Hiện ở Đà Nẵng, ngoài mô hình máy rửa tay cảm biến của các bạn trẻ quận Đoàn Hải Châu, sinh viên các trường ĐH Bách Khoa, ĐH Sư Phạm Đà Nẵng cũng đã chế tạo và đưa vào sử dụng nhiều mô hình máy rửa tay tự động. Đã có hàng chục máy rửa tay đặt tại các điểm như bệnh viện Đà Nẵng, các khu chợ lớn trên địa bàn.
Những mô hình đầu tiên các bạn mang tặng được nhận phản hồi tích cực. Các bạn trẻ hoàn thiện thêm các khâu chế tạo phểu và bình đựng dung dịch trong suốt để dễ điều tiết lượng nước rửa tay phù hợp, điều chỉnh cho lượng dung dịch ra lòng bàn tay vừa phải mà không bị bắn ra xung quanh... 
Hình ảnh những chiếc máy rửa tay hoàn thiện được truyền đi trên mạng xã hội đem về những đơn đặt hàng sản xuất không lợi nhuận đầu tiên.
Người hàn sắt, người dán dcal, nối mạch điện… đã có lúc việc chế tạo phải dừng do có người bị máy cắt vào tay phải đi bệnh viện, nhưng rồi ai nấy ý thức hơn để đảm bảo an toàn và hoàn thành nhanh nhất sản phẩm.
Đến nay, hai Đoàn phường Phước Ninh và Hòa Thuận Đông đã cho ra hàng chục máy rửa tay cảm biến đặt ở các trụ sở, điểm kiểm soát dịch trên toàn thành phố. 
Anh Nguyễn Tấn Tài - Phó Bí thư quận Đoàn Hải Châu, cho biết: "Quận Đoàn tuyên dương tinh thần các đoàn viên thanh niên đã chủ động tìm tòi, sáng tạo để cho ra sản phẩm thực tiễn này. Điều vui nhất là nhiều đơn vị Đoàn ở các tỉnh thành trong cả nước liên lạc và mong được học hỏi mô hình. Anh em đã nhiệt tình chia sẻ cách chế tạo, hỗ trợ hết sức để mong nhân rộng được mô hình thiết thực này nhiều nơi trong cả nước.
ĐOÀN NHẠN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).