(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.
Bốn cá nhân và 5 đơn vị có đóng góp lớn vào công tác giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin vừa được vinh danh giải thưởng “Người giữ rừng Chư Yang Sin".
Vụ việc Quyền trưởng một trạm kiểm lâm ở tỉnh Đắk Lắk bị tử vong với 14 vết đạn, như “hồi chuông” về cuộc chiến giữa lực lượng thi hành nhiệm vụ với đối tượng vi phạm lâm luật.
Có những nỗi niềm rất riêng của mỗi người khi họ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, khi cơn gió giao mùa đến rất gần và những hạt mưa nặng trĩu rơi xuống, họ vẫn ngày đêm túc trực để giữ rừng, đôi mắt cứ ngóng về phía xa xa, nơi đó có gia đình và một niềm tin không mỏi.
Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Sống xa gia đình, phải bám trụ nơi “khỉ ho cò gáy“ để giữ rừng nhưng chỉ nhận được mức lương 4 triệu đồng/tháng và năm nào cũng bị chậm lương, đang là nỗi buồn của hàng trăm nhân viên bảo vệ rừng ở Nghệ An.
(GLO)- Tết Nguyên đán là dịp để mọi người được nghỉ ngơi sum vầy bên gia đình. Song cán bộ, nhân viên thuộc các Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Gia Lai vẫn ngày đêm tuần tra, canh gác giữ rừng.
(GLO)- Thôn 4 (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) nằm liền kề những cánh rừng khi xưa bạt ngàn gỗ quý như hương, pơ mu, dổi... Nhiều “sơn tràng“ nơi đây nghiễm nhiên trở thành “lâm tặc“ vì chỉ cần “lên rừng 1 ngày là có thể nuôi sống gia đình trong 1 tháng“. Thế nhưng, đó là chuyện đã qua, bởi những “lâm tặc“ cộm cán ngày nào nay đã trở thành người giữ rừng chân chính.