Nghi án Tenma Việt Nam hối lộ 5 tỉ: "Làm gì có chuyện ấy"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Làm gì có chuyện Hải quan đi lấy mấy tỉ đồng để bỏ qua cho việc truy thu thuế gần 400 tỉ đồng”. Đó là lời khẳng định “chắc như đinh đóng cột” của Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Trần Thành Tô khi được hỏi về thông tin công ty của Nhật Bản Tenma Việt Nam dính nghi án hối lộ cán bộ Việt Nam số tiền lên tới 5 tỉ đồng.
 

Công ty Tenma tại Việt Nam.
Công ty Tenma tại Việt Nam.




Lý giải có vẻ rất thuyết phục, rằng Tenma Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất, cung cấp sản phẩm cho hệ thống các doanh nghiệp chế xuất ở Việt Nam như Canon, không chịu thuế xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng (VAT). Chỉ khi nào sản phẩm đó bán ra ngoài thị trường mới có thuế để thu. Hiện nay, doanh nghiệp này chỉ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (tức nguồn thu thuế nội địa) cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

Dù sao thì Bộ Tài chính cũng có công văn chỉ đạo Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh khẩn trương rà soát, phối hợp kịp thời với Đoàn thanh tra của Bộ Tài chính để làm rõ vụ việc. Cao hơn, Cơ quan công an cũng đưa vụ này vào tầm ngắm để điều tra.

Câu hỏi đặt ra là, nếu “không có chuyện” doanh nghiệp FDI chi tiền để cơ quan thuế “bỏ qua” việc truy thu thuế thì ai khẳng định việc các doanh nghiệp này không bị vòi vĩnh, gây khó dễ để phải chi ra những khoản tiền gọi là “không chính thức”?

Thì đây, báo báo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019 mới công bố cho thấy chỉ riêng lĩnh vực cấp phép xây dựng năm 2019 thì đã có 48% doanh nghiệp đã phải trả “chi phí không chính thức” với mức trung bình 24 triệu đồng chỉ để có giấy phép.

Hay một nhân định khác, cũng tại PCI 2019: “Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh” đã giảm từ con số 53,2% năm 2018 xuống còn 47,1% năm 2019.

Vâng, đã giảm nhưng vẫn còn tới 47,1%! Phía sau những cuộc thương lượng là gì nếu như không có những khoản lót tay, phong bì hay nói trắng ra là hối lộ?

Trong trường hợp doanh nghiệp không chủ động đưa thì còn là nạn “vòi tiền”. Ký giả lừng danh Thomas L . Friedman trong cuốn sách nổi tiếng toàn cần “Chiếc Lexus và cây Ô liu” xuất bản năm 1999 viết rằng: “Nạn vòi tiền ở các nước đang phát triển khiến những giao dịch hợp pháp không còn là tiêu chuẩn, mà là cá biệt. Một bình thường mà ai cũng phải chịu đựng là các quan chức dùng quyền lực của họ để vòi tiền dân chúng, của các nhà đầu tư và bản thân nhà nước. Ngược lại, dân chúng và nhà đầu tư tin rằng để đạt được một phê chuẩn hay hưởng một dịch vụ nào đó họ phải đút lót cho hết thảy các cửa liên quan”.

“Làm gì có chuyện ấy”. Nghe quen không? Năm 2008, bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông – Tây người bị cáo buộc nhận hối lộ 262.000 USD từ PCI Nhật Bản cũng khẳng định tại toà là không hề có chuyện đó.

Thông tin cũng bắt đầu từ báo chí Nhật Bản đưa tin việc một số nhân viên PCI đã nhận việc chuyển cho một quan chức cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 USD để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật tại TP.Hồ Chí Minh. Kết quả, ông Huỳnh Ngọc Sĩ phải nhận mức án chung thân tại phiên toà năm 2010.

Có “chuyện ấy hay không” trong nghi vấn công ty Tenma Nhật Bản hối lộ cán bộ Việt Nam cần phải được làm rõ. Bởi vụ việc này có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực của Chính phủ trong việc kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam trong bối cảnh kinh tế nước nhà cần nguồn lực để phục hồi kinh tế sau dịch.

Làm sao kỳ vọng vào những cuộc đổ bộ từ các tập đoàn lớn đến Việt Nam nếu có quá nhiều rác, nếu quá nhiều sự vòi vĩnh khiến họ phải chi tiền để “được việc”, nếu còn những nghi án hối lộ cán bộ từ những doanh nghiệp FDI.

Dọn dẹp, tạo môi trường minh bạch, trong sạch chính là cách tốt nhất để “sếu lớn”, “đại bàng” FDI đến làm tổ tại Việt Nam.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nghi-an-tenma-viet-nam-hoi-lo-5-ti-lam-gi-co-chuyen-ay-807919.ldo
 

Theo LInh Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.