Các kỹ sư Việt Nam sẽ từng bước nắm bắt công nghệ trong hoạt động sản xuất và kế hoạch sẽ đào tạo 50.000 kỹ sư tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.
Trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản) và Idaho (Mỹ) sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo cử nhân ngành bán dẫn trong 4 năm với lộ trình hai năm đầu tại Hiroshima, sau đó chuyển tiếp và nhận bằng kỹ sư của Idaho.
Với gần 15,19 tỷ USD vốn đăng ký, 10,84 tỷ USD vốn đã giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024 (mức thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua), hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Các nhà phân tích tin rằng tốc độ phát triển của toàn ngành công nghiệp bán dẫn có thể dẫn đến tình trạng không còn đủ nước để sản xuất chip và các nhà sản xuất sẽ bắt đầu tăng giá.
(GLO)- Tại buổi tiếp Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn NVIDIA, Thủ tướng đề nghị NVIDIA xác định tầm nhìn chiến lược, lâu dài trong việc hợp tác, đồng hành, hỗ trợ Việt Nam xây dựng, thực hiện chiến lược bán dẫn quốc gia, phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn ở cả 3 công đoạn là thiết kế, xây dựng nhà máy sản xuất chip và đóng gói, kiểm thử.
Trước thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng cần tập trung cao nhất nguồn lực cho đào tạo để nhanh chóng có đủ nhân lực theo kịp sự phát triển của ngành.
(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Amkor tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt trong việc góp ý xây dựng cơ chế, chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực,..., đẩy mạnh hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia của Việt Nam.
Không chỉ tăng vọt về vị thứ trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu, dòng vốn ngoại vào Việt Nam đã có nhiều cải thiện mạnh mẽ về chất trong nhiều năm trở lại đây.