Cay nồng, lát gừng nhỏ và sẫm màu là đặc trưng của mứt gừng. Giữa muôn vàn loại mứt được bày bán, ngày Tết cổ truyền, chắc hẳn không thể thiếu mứt gừng, nhưng giữa vô vàn loại mứt gừng của 3 miền, mứt gừng vẫn là một thương hiệu đặc biệt, với hương vị không nơi nào sánh được.
Tôi đến làng Kim Long, nơi nổi tiếng về chế biến mứt gừng thủ công của xứ Huế. Chưa vào đến nơi, hương gừng tươi đã nồng nàn trong gió, cùng với chút se lạnh của những ngày cuối năm, nghe như Xuân đã về trước ngõ.
Theo những nghệ nhân làm mứt, gừng ở đây được mua từ vùng đất Tuần, nơi có đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế, ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả và hữu của sông Hương gặp nhau, rất lý tưởng cho cây gừng. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng thơm, cay, ấm và chắc.
Vào tháng cuối 5, lúc gừng vừa độ, không quá non và quá già, được bà con thu hoạch để chế biến mứt.
Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái mỏng bằng dao Thái (loại dao rất phổ biến ở Huế) rồi làm trắng bằng chanh và quất.
Để miếng mứt không bị vỡ nát, sau khi sấy lát gừng được luộc khoảng 5 phút, rồi trải qua quá trình rim với nước đường một cách thủ công nên miếng mứt khô giòn đúng độ. Mứt rim xong được đổ ra cái mâm để làm khô và sấy, khi chuyển sang màu vàng ruộm là đạt chất lượng.
Mứt gừng Kim Long nổi tiếng nhất xứ Huế, được xuất đi khắp nơi trong nước và nước ngoài. Đây là nghề truyền thống có từ mấy chục năm nay, hoàn toàn theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản.
Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Để cầu mong cho gia đình một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc, tất cả các gia đình đều rất chú trọng đến việc cúng lễ vào sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán. Trong việc cúng lễ đó, mâm cơm cúng luôn được mọi nhà sửa soạn chu đáo.
(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Tôi ngẫm nghĩ thấy lạ, bình thường mỗi lần nghe đến tết, tôi đều cảm thấy 'hoảng hồn' vì biết sắp phải làm biết bao nhiêu là việc, nhưng năm nay lại cảm thấy bùi ngùi...
Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Từ xa xưa, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, người Việt lại có thú vui tìm chọn các loại sản vật thơm ngon, quý hiếm, trước là để dâng cúng tổ tiên, sau là cả gia đình sum vầy thưởng thức.
Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.