Áo dài xuống phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến. 
Phong trào này còn được lan tỏa rộng rãi khi mà nhiều công sở, doanh nghiệp trong nước nói chung, trên địa bàn TPHCM nói riêng chủ động phát động phong trào khuyến khích nữ công nhân viên mặc áo dài. Đặc biệt, trong bối cảnh xuân mới Mậu Tuất 2018 cận kề, chỉ cần lướt qua các vườn hoa, công viên, tuyến đường, trung tâm mua sắm của TPHCM, người dân, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những tà áo dài đầy sắc xuân. 
Các bạn trẻ với trang phục áo dài truyền thống chụp hình mừng Xuân Mậu Tuất 2018
Các bạn trẻ với trang phục áo dài truyền thống chụp hình mừng Xuân Mậu Tuất 2018
Duyên dáng, thích thú
Những ngày cận tết, thấp thoáng trên các nẻo đường, những tà áo dài đủ sắc màu đã và đang giúp cho không khí xuân tràn ngập. Tại khu phố ông đồ (Nhà Văn hóa Thanh niên, quận 1), các trung tâm mua sắm dọc tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai… từ sáng đến tối, liên tục xuất hiện hàng tốp thanh niên đến vui chơi, nhiều nhất là để tạo dáng chụp hình trong những bộ áo dài đủ màu, đủ kiểu.
Bạn Ngô Lê Uyên, ngụ tại Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TPHCM) chia sẻ, được mặc áo dài chụp với hoa mai, hoa đào là niềm vui thích của nhiều bạn trẻ ngày nay. “Nói thực, trước đây mình rất ngại mặc áo dài, nhưng sau khi xem các bộ phim của Việt Nam, thông qua các kênh giải trí, du lịch nhận xét của bạn bè quốc tế về áo dài Việt Nam giúp mình ý thức hơn về việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc. Giờ đây, nhóm bạn của mình ai cũng có vài bộ áo dài để thay đổi”, Ngô Lê Uyên tâm sự. 
Trong chuyến du xuân miền Tây cách đây ít ngày, anh Nguyễn Văn Thi, công tác tại TST Tourist đã cùng gia đình “đóng bộ” áo dài đỏ tươi, rực rỡ. Theo anh Thi, áo dài ngày nay được cách tân xinh xắn, dễ mặc nhưng vẫn giữ được nét mềm mại của áo dài truyền thống Việt Nam. Mọi lứa tuổi đều dễ dàng lựa chọn cho mình một bộ áo dài ưng ý, với các họa tiết, đường nét, hoa văn tinh tế…
Đáng chú ý, tại TST Tourist còn có hẳn chương trình phát động, khuyến khích nhân viên, du khách mặc áo dài vào dịp xuân mới. Riêng với khách hàng, khi mặc áo dài mua tour du lịch sẽ được giảm giá tour, tặng kèm các ưu đãi nhất định.
Song song đó, nhiều sở ngành trên địa bàn TPHCM (Sở Du lịch, Sở Tư pháp, Sở Công thương…) cũng đã lên kế hoạch khuyến khích nhân viên mặc áo dài vào sự kiện Lễ hội Áo dài do TPHCM phát động, chính thức diễn ra vào tháng 3 tới đây.
Thực tế cho thấy, không chỉ người lớn háo hức mặc áo dài để chụp hình, khoe dáng, mà nhiều em nhỏ cũng rất thích thú khi được người lớn tặng quà là áo dài truyền thống. Thấy chúng tôi chụp hình và hỏi bé Mai Ngọc Anh, 8 tuổi, ngụ tại Tô Ký (quận 12, TPHCM) bẽn lẽn nói: “Con thấy mình đẹp hơn khi mặc áo dài”. 
Nét đẹp truyền thống 
Mới đây, trong sự kiện “Đêm Việt Nam” do Bộ VH-TT-DL Việt Nam tổ chức tại Thái Lan, rất nhiều du khách, bạn bè trong nước cũng như quốc tế được dịp chứng kiến màn trình diễn áo dài đầy sôi động của một nhà thiết kế tên tuổi. Thế nhưng, sau đó có nhiều ý kiến phản hồi rằng, một số áo dài cách tân hở bạo tới mức chỉ phù hợp trình diễn trên sân khấu... Chưa kể, một vài bạn bè quốc tế cũng trao đổi rằng, các tà áo dài truyền thống thướt tha mà phụ nữ Việt Nam mặc rất nền nã, tinh tế, họ thấy ấn tượng hơn hẳn so với áo dài cách tân. 
Trên thực tế, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm liên quan đến áo dài truyền thống cũng như áo dài cách tân. Hàng loạt ý kiến trái chiều, những tranh luận nảy lửa đã nổ ra và cuối cùng chốt lại vẫn là thời trang áo dài chịu sự biến thiên, sàng lọc của thời gian. Vấn đề chính là vài năm gần đây, giới trẻ đã thực sự yêu thích áo dài, xem tà áo truyền thống này ngày càng trở nên thân thiết, gắn bó hơn. Trong đó hàm chứa cả niềm tự hào, tự tin khi mình là công dân nước Việt, được gắn bó với áo dài của dân tộc. Chẳng vậy mà khi kiều bào về nước, rất nhiều người đã tranh thủ tìm mua hoặc đặt may bằng được một bộ áo dài để chụp hình mỗi dịp tết đến xuân về cùng bạn bè, con cháu.
Ông Sơn Nguyễn, Việt kiều Canada chia sẻ rằng, nhiều năm qua, gia đình ông đều đặt may áo dài của một thương hiệu tên tuổi để về Việt Nam đón tết. “Xuân Mậu Tuất này cũng không ngoại lệ, chúng tôi lại cùng nhau mặc áo dài đón xuân, cùng chụp hình tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ…”, ông Sơn Nguyễn nói. 
Chẳng phải ngẫu nhiên mà tại nhiều sự kiện lớn nhỏ, trong nước cũng như quốc tế, áo dài truyền thống Việt Nam luôn được bạn bè nước ngoài quan tâm, khen ngợi. Nói như nhiều bạn trẻ, khi mặc trên mình áo dài truyền thống, các bạn có cảm giác mình chững chạc hơn, ý tứ hơn, có tinh thần dân tộc hơn, nhất là tại các sự kiện quốc tế, nhìn vào trang phục, bạn bè sẽ biết mình từ đâu đến.
Thi Hồng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Theo quan niệm của người Việt, 3 vị Táo quân định đoạt phước đức cho gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, các gia đình lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền có sự khác nhau.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.