Bỏ Tết nguyên đán có dễ không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thay vì hô hào bỏ Tết nguyên đán truyền thống lâu đời của người Việt Nam thì chúng ta hãy thay đổi cách ứng xử với Tết.
 

Vài năm trở lại đây, nhiều người đưa ra ý kiến nên bỏ tết nguyên đán truyền thống để gộp Tết ta vào Tết tây. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, Tết nhất tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng lao động.

Ở phía khác, người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đều muốn giữ Tết nguyên đán. Bởi đó là nét đặc trưng văn hóa truyền thống để phân biệt người Việt Nam với người Lào, Campuchia và một số nước châu Á khác.

 Tết nguyên đán đã ăn sâu trong tiềm thức người Việt.
Tết nguyên đán đã ăn sâu trong tiềm thức người Việt.



Nhiều năm qua, cứ dịp lễ tết là tình hình giao thông, an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội diễn biến phức tạp. Tết – số người chết vì tai nạn giao thông gia tăng. Tết – nhiều công việc bị đình trệ, thậm chí nhiều người bỏ nhiệm sở để đi du xuân, chơi tết, lễ lạt đầu năm. Tết cũng là dịp khiến nhiều loại tệ nạn xã hội gia tăng (cờ bạc, mại dâm, ma tuý…). Tết – mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn, phải mất hàng tuần sau nghỉ Tết nhiều người mới lấy lại được guồng làm việc vốn có. Đó có lẽ là những mặt trái khiến người ta sợ Tết.

Nhưng nếu nói tết toàn những điều tiêu cực thì không đúng. Bởi nhiều doanh nghiệp, người làm kinh doanh làm cả năm chỉ trông chờ vào mấy ngày Tết. Bằng chứng là lượng hàng hoá, lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng ngày Tết luôn tăng ở mức cao. Các ngành thương mại, dịch vụ, vận tải cũng tăng trưởng mạnh trong dịp Tết. Đây là dịp để kích cầu tiêu dùng hiệu quả. Bởi, với nhiều người, nhiều gia đình có thể thiếu thốn quanh năm nhưng ngày Tết cũng cố gắng mua sắm cho con cái, gia đình bữa cơm tươm tất, trẻ con thì được quần áo mới, đi chơi… Cũng nhờ có Tết mà các mối quan hệ thân tình, bằng hữu trở nên thân thiết, gắn bó, đầm ấm hơn. Và hơn tất cả, với người Việt Nam, tết nguyên đán là dịp tri ân tổ tiên, nguồn cội, cha mẹ, họ hàng. Khó có thể cắt nghĩa được sự thiêng liêng của ngày Tết nguyên đán trong các gia đình người Việt. Bởi, không có một ngày nào trong năm có thể khiến hàng triệu con người vượt hàng ngàn cây số, đi vài chặng bay để về nhà chỉ cùng ăn với người thân, gia đình một bữa cơm trong năm mới.

Với nhiều người, Tết là dịp để trở về với gia đình, cha mẹ, đơn giản chỉ để tận hưởng không khí đầm ấm; chia sẻ những vất vả, thành công, vui buồn… trong một năm mưu sinh.

Chưa kể, trong thế giới hội nhập những phong tục, tập quán của người bản địa lại là nét thu hút du khách tới đắm mình trong không gian tết Việt.

Tết vốn là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam nhưng theo thời gian việc đón tết đã có nhiều thay đổi, thậm chí là có những biến tướng, khiến cho nét đẹp văn hoá lại trở thành gánh nặng, sự phiền phức cho nhiều người. Đơn giản như tục lì xì cho con trẻ, là một nét đẹp, cũng khiến trẻ hào hứng đón Tết vì có tiền riêng tiết kiệm, để mua đồ dùng học tập. Nhưng sự tính toán của người lớn đã “lây” sang cả con trẻ. Nhiều cháu bé biết so đo người này  mừng tuổi ít, người kia mừng tuổi nhiều. Thời bao cấp và nhiều năm sau này nữa, tiền mừng tuổi trẻ con thường cất đi để mua đồ dùng học tập, sách vở… Theo cơ chế thị trường, nhiều người mừng tuổi con để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ chúng nên khoản tiền mừng rất hậu hĩnh. Con trẻ vì thế mà có tiền rủng rỉnh, xúng xính tiêu tết có khi hơn cả người lớn. Đó cũng chính là mầm mống sự hư hỏng của không ít con trẻ.

Thay vì hô hào bỏ Tết nguyên đán chúng ta hãy thay đổi cách ứng xử với Tết sao cho thật văn minh, văn hóa. Hãy phân minh giữa chuyện chơi và làm để dù có Tết hay không có Tết mọi công việc vẫn “chạy” êm ru. Và mọi người hãy biết dừng đúng lúc trong tất cả các cuộc vui để không xảy ra những chuyện buồn trong ngày Tết.

An Nhi/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Theo quan niệm của người Việt, 3 vị Táo quân định đoạt phước đức cho gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, các gia đình lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền có sự khác nhau.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.