Tìm hiểu phong tục Tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chương trình nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn phong tục, văn hóa đón Tết thông qua việc trải nghiệm các hoạt động tại Bảo tàng Dân tộc học.
 

Thế hệ trẻ sẽ hiểu hơn phong tục, văn hóa đón Tết thông qua việc trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân tộc.
Thế hệ trẻ sẽ hiểu hơn phong tục, văn hóa đón Tết thông qua việc trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân tộc.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa giới thiệu chương trình 23 tháng Chạp và vui đón Tết Mậu Tuất diễn ra từ ngày 8-2 (tức ngày 23 tháng Chạp).

Chương trình có sự tham gia của các học sinh đến từ một số trường tiểu học và trung học phổ thông trên địa bàn TP. Hà Nội. Chương trình nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn phong tục, văn hóa đón Tết thông qua việc trải nghiệm các hoạt động như gói bánh chưng, làm giò truyền thống, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, làm pháo đất, múa sạp.

Trong chương trình này, các nghệ nhân dân gian sẽ hướng dẫn một số hoạt động truyền thống như nặn tò he 12 con giáp, tô vẽ tranh 12 con giáp; các trò chơi dân gian của các dân tộc như bịt mắt đập dừa (Khơme), giấu khăn, ném khăn (Khơme), Lăn bưởi (Si La), Chạy ró (Việt), Kéo co (Thái, Việt), Đánh cây (Mnông), Tó má lẹ (Thái), đi cà kheo (Thái, Sán Chay), đi cầu đôi (Cao Lan), chơi quay (Hmông, Dao), đẩy gậy, đánh cầu lông gà, ném pao (Hmông), cờ ngũ hành, cờ gánh (Việt), ấp trứng rùa (Lào), tung còn (Thái, Tày), nhảy bao bố (Việt)...

Đặc biệt, trong ngày cúng “ông Công, ông Táo”, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về phong tục người Việt thông qua việc dựng cây nêu của người dân đến từ Cổ Loa (Hà Nội)...

Hoạt động Tết Việt được tiếp nối tại Bảo tàng Dân tộc học vào ngày 24 và 25/2 (tức mồng 9 và 10 Tết) với chương trình “Vui xuân Mậu Tuất: Sắc thái văn hóa Bình Phước” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước phối hợp thực hiện. Điểm nhấn của chương trình là giới thiệu những nét văn hóa miền Đông Nam Bộ thông qua hoạt động cồng chiêng, hát dân ca (Xtiêng), múa sa dăm, dàn nhạc ngũ âm (Khơme).

Đặc biệt, du khách còn có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực và các đặc sản vùng miền như lá nhíp xào đọt mây (Xtiêng), bánh ống, bánh cống, bún nước lèo (Khơme)... Bên cạnh đó, Bảo tàng còn tổ chức các hoạt động gắn liền với Tết truyền thống của dân tộc như múa tứ linh, múa sạp, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, pháo đất, đánh đu, chơi các trò chơi dân gian...

Nhật Nam/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc-Trung-Nam

Theo quan niệm của người Việt, 3 vị Táo quân định đoạt phước đức cho gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, các gia đình lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 3 miền có sự khác nhau.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.