Mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội có gì đặc biệt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ẩm thực Hà Nội nổi tiếng tinh tế, người Hà Nội lại cầu kỳ trong chế biến món ăn, đặc biệt mâm cỗ ngày Tết được các gia đình chuẩn bị công phu hơn cả.

 
 Chị Kiều Trang hướng dẫn du khách nước ngoài chế biến món ăn Việt Nam.
Chị Kiều Trang hướng dẫn du khách nước ngoài chế biến món ăn Việt Nam.



Trong ký ức của chị Kiều Trang (con gái nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, 25 Mã Mây, Hà Nội), mâm cỗ Tết truyền thống có rất nhiều món, có những món mà ngay cả đối với nhiều người Hà Nội cũng cảm thấy lạ lẫm khi nghe đến.

Là con gái nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng Hà Thành, chị Trang thừa hưởng từ mẹ tình yêu với ẩm thực và năng khiếu nấu nướng. Chị Trang chia sẻ, bí quyết có một mâm cỗ Tết ngon và đẹp mắt trước tiên phải chú trọng ngay từ khâu chọn nguyên liệu, kế đến là khâu nấu nướng rồi cuối cùng là trình bày mâm cỗ.

Chị Kiều Trang cho biết, mâm cỗ Tết luôn được mẹ chị chuẩn bị cầu kỳ, có đủ 4 món canh là canh măng khô ninh móng giò, canh bóng, canh nấm thả, canh chim bồ câu hầm hạt sen; Các món khô có giò lụa, giò xào, chả quế, nem rán, cá trắm đen kho riềng, gà luộc, dứa xào lòng gà, mực thượng thang, kim tiền kê, hạnh nhân, xôi gấc, bánh chưng, dưa hành... Mỗi món ăn lại mang ý nghĩa riêng, bánh chưng tượng trưng cho sự vuông tròn đủ đầy, xôi gấc màu đỏ mang hy vọng một năm mới may mắn...

Theo chị Trang, để có bánh chưng ngon, ngoài việc chọn nguyên liệu gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hạt tiêu ngon, phải chú ý cách gấp lá dong, để bánh luôn ngập trong nước sôi với lửa vừa phải, đun đủ 10 tiếng thì bánh mới dền, không cứng cũng không nhão.

Muốn chọn gà ngon phải nhìn vào tướng con gà. Gà trống thì chọn con mào to và đỏ, lông màu lửa, ức vươn lên, lườn không nhọn, lựa được gà ăn ngô thì da gà sẽ có màu vàng đẹp. Khi luộc để lửa vừa độ, nước sôi mới thả gà vào, nêm chút gia vị cho đậm đà, để sôi 30 phút, sau đó tắt bếp ngâm trong nồi khoảng 15 phút mới vớt ra để nguội.

Món canh măng ninh móng giò cũng được chế biến rất cầu kỳ, măng được ngâm trong nước vo gạo 2 ngày, độ 4-5 tiếng phải thay nước một lần, sau đó luộc 3 lần xong mới tước măng rồi ninh thêm 4-5 tiếng.

Muốn món canh bóng bì ngon trước tiên phải tẩy bóng bằng rượu gừng để hết mùi hôi, sau đó ướp với tôm khô cho quyện mùi. Món canh bóng được nấu với tôm khô, hoa lơ, đậu Hà Lan, cà rốt, nấm hương, thịt thăn, có vị thanh và mát.

Giò xào được làm từ tai, mũi, lưỡi lợn, gói bằng tay để có độ chắc, giòn, quyện mùi thơm của mộc nhĩ, hạt tiêu.

Chế biến món cá kho cũng là một kỳ công, ngoài riềng, sả ớt, còn có nước chè tươi, nước dừa và mỡ gà rưới lên trên.

Hạnh nhân là món rau củ quả xào, từng miếng su hào, cà rốt được cắt nhỏ, đều nhau, xào cùng đậu Hà Lan, mề gà cắt hạt lựu, rắc lạc rang để nguyên hạt, khi ăn có cảm giác giòn sần sật, thơm và mát.


 

 Mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội.
Mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội.



Khâu chế biến món ăn đã cầu kỳ, đến công đoạn bày biện cũng hết sức tinh tế. Bày cỗ thì ở chính giữa mâm là các bát nước chấm. Thức ăn bày trên đĩa và đặt trong các bát sao cho vừa vặn, không đầy ú ụ, hài hòa về màu sắc. Trong mỗi món ăn cần chú ý đến từng chi tiết gia giảm. Chẳng hạn như bát canh măng ninh móng giò không thể thiếu một cọng hành trần chín tới, để giữ nguyên màu xanh tươi của hành.

 Theo thời gian, mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội có thể có nhiều đổi khác do điều kiện, khẩu vị của từng gia đình nhưng vẫn có điểm chung là để bày tỏ lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên, là bữa cơm hội ngộ trong niềm vui sum vầy của các gia đình.

Hồng Minh/VOV.VN

 

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.