Mức lương cao nhất, thấp nhất của công chức, viên chức từ ngày 1-7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2020, mức lương tối thiểu vùng thấp nhất của người lao động trong doanh nghiệp đã tăng lên 3,07 triệu đồng/tháng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

 

Quốc hội đã chốt tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng. Vậy năm 2020, mức lương thấp nhất và cao nhất của công chức, viên chức ra sao?

Hiện mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Đến năm 2020, mức lương sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tháng với số tiền là 1,6 triệu đồng/tháng.

Công thức tính lương công chức hiện nay

Lương = Hệ số lương x mức lương cơ sở


Trong đó, hệ số lương cao nhất của công chức là 10,0 áp dụng với chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật.

Ngay sau đó là hệ số lương 8,0 của công chức loại A3.1, bậc 6 áp dụng với các đối tượng: Chuyên viên cao cấp, thanh tra viên cao cấp, kiểm soát viên cao cấp thuế, kiểm toán viên cao cấp, kiểm soát viên cao cấp ngân hàng, thẩm kế viên cao cấp, kiểm soát viên cao cấp thị trường…Ngược lại, cũng căn cứ vào bảng này, hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc nhóm C3 bậc 1 của công chức nhân viên bảo vệ kho dự trữ.


 

Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc
Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc



Trước đây, nhóm C3 này còn gồm cả ngạch kế toán viên sơ cấp. Tuy nhiên, tại Thông tư 77 do Bộ Tài chính ban hành ngày 11-11-2019, từ 1-1-2020 sẽ không tuyển dụng công chức kế toán viên sơ cấp nữa.

Do đó, với ngạch công chức, mức lương cao nhất là của chuyên gia cao cấp với hệ số 10,0 và mức lương thấp nhất là nhân viên bảo vệ kho dự trữ với hệ số là 1,35:



 

 




Trong khi đó, năm 2020, mức lương tối thiểu vùng thấp nhất của người lao động trong doanh nghiệp đã tăng lên 3,07 triệu đồng/tháng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Do vậy, mặc dù lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng kéo theo mức lương thấp nhất của công chức cũng tăng thêm 148.500 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức lương thấp nhất của người lao động trong doanh nghiệp. Như vậy, lộ trình đến 2021 mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng với mức thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp nêu tại Nghị quyết 107/NQ-CP vẫn chưa đạt được.

Lương công chức được chia thành 6 nhóm ngạch với 12 bậc lương

Lương của viên chức cũng được căn cứ vào hệ số lương với công thức tính như lương của công chức. Theo đó, mức lương của viên chức được nêu cụ thể trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204 năm 2004.

Cụ thể, viên chức được chia thành 6 nhóm ngạch với 12 bậc lương gồm viên chức loại A3, A2, A1, A0, B và C. Trong đó, hệ số lương cao nhất là 8,0 của viên chức loại A3.1 và thấp nhất là 1,5 của viên chức loại C.3:

- Viên chức loại A3.1 gồm các chức danh nghề nghiệp: Kiến trúc sư cao cấp; giáo sư - giảng viên cao cấp; bác sĩ cao cấp; biên tập - biên kịch - biên dịch viên cao cấp; diễn viên hạng I; điều tra viên cao cấp tài nguyên môi trường…

- Viên chức loại C3 gồm các chức danh nghề nghiệp: Y công.

Với hệ số như thế, mức lương cao nhất và thấp nhất của viên chức trong năm 2020 được quy định cụ thể:

Đơn vị: Triệu đồng/tháng


 

Như vậy, so với trước đây thì từ 1-7-2020, mức lương cao nhất của viên chức tăng thêm 880.000 đồng/tháng và mức lương thấp nhất của viên chức tăng thêm 165.000 đồng/tháng.
Như vậy, so với trước đây thì từ 1-7-2020, mức lương cao nhất của viên chức tăng thêm 880.000 đồng/tháng và mức lương thấp nhất của viên chức tăng thêm 165.000 đồng/tháng.

Theo A.Chi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).