Một loại hạt của Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường Nga, gặp chiến sự Nga - Ukraine lo giảm thị phần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiến sự Nga - Ukraine có thể khiến việc xuất khẩu hạt điều sang Nga của Việt Nam gặp khó khăn. Hiện, hạt điều Việt Nam đang chiếm ưu thế ở thị trường Nga.

Ảnh hưởng chiến sự Nga - Ukraine, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giảm?

Là thị trường thu mua lượng lớn hạt điều của Việt Nam, chiến sự Nga - Ukraine cộng với các lệnh trừng phạt Mỹ, EU nhắm tới Nga đã tác động tới hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tới thị trường Nga.

Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 2/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 25.320 tấn, trị giá 150,7 triệu USD, giảm 37% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng 1/2022.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 65.460 tấn, trị giá 389 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và giảm 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.950 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 1/2022 và tăng 2,5% so với tháng 2/2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.943 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong ngắn hạn, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ vẫn ở mức thấp.

 

Chiến sự Nga - Ukraine có thể khiến việc xuất khẩu hạt điều sang Nga của Việt Nam gặp khó khăn. Hiện, hạt điều Việt Nam đang chiếm ưu thế ở thị trường Nga. Ảnh: VINACAS.
Chiến sự Nga - Ukraine có thể khiến việc xuất khẩu hạt điều sang Nga của Việt Nam gặp khó khăn. Hiện, hạt điều Việt Nam đang chiếm ưu thế ở thị trường Nga. Ảnh: VINACAS.


Chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, các doanh nghiệp ngành điều lo khó thanh toán

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, chiến sự Nga - Ukraine không tác động nhiều đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Bởi lượng hạt điều của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Liên minh châu Âu, trong khi xuất khẩu sang Nga ở mức thấp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành điều lại nghĩ khác.

Ngay sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra kèm theo các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ, EU nhắm tới Nga, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, kèm theo đó là việc Mỹ, EU loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những doanh nghiệp đang có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa với Nga, trong đó có doanh nghiệp của ngành điều.

"Theo tôi biết, việc Nga bị loại khỏi SWIFT chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thanh toán, đặc biệt với khách hàng Nga vì SWIFT hiện là phương thức gửi điện phổ biến, được hầu hết các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, bao gồm hạt điều một cách an toàn" - ông Giang cho biết.

Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt điều của nước này trong năm 2021 đạt 15.200 tấn, trị giá 61,62 triệu USD, tăng 40,5% về lượng và tăng 36,2% về trị giá so với năm 2020.

Về giá nhập khẩu, năm 2021, giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Nga đạt mức 4.054 USD/tấn, giảm 3,0% so với năm 2020.

Năm 2021, Nga tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, Belarus nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường khác như Ấn Độ.

Cụ thể, năm 2021, Nga nhập khẩu từ Việt Nam 9.470 tấn hạt điều, trị giá 54,45 triệu USD, tăng 58,8% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với năm 2020.

Đáng chú ý, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga tăng từ 55,17% trong năm 2020, lên 62,33% trong năm 2021.

Như vậy có thể thấy, ngành điều Việt Nam hiện đang chiếm lĩnh thị trường Nga.  

Ông Giang cho rằng, dù Nga chưa phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành điều Việt Nam nhưng việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT cũng rất đáng quan ngại vì sẽ ảnh hưởng đến cán cân xuất khẩu chung.

Chính vì vậy, trước những lo ngại do tác động của chiến sự Nga - Ukraine, Hiệp hội Điều Việt Nam đang tính đến phương án hạ chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra cho năm 2022 là 3,8 tỷ USD, đồng thời đang cùng với các doanh nghiệp của Hiệp hội bàn phương án ứng phó.

 

https://danviet.vn/mot-loai-hat-cua-viet-nam-dang-chiem-linh-thi-truong-nga-gap-chien-su-nga-ukraine-lo-giam-thi-phan-20220314160047129.htm

Theo K.Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).