Một đơn vị đi đầu tái canh cây cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nông trường Cà phê 706 (tiền thân của Công ty Cà phê 706-đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) là một trong những đơn vị thực hiện tái canh cà phê sớm nhất trên địa bàn tỉnh. Ngay từ năm 2005, Nông trường đã chủ động cải tạo một số diện tích cà phê kinh doanh kém hiệu quả, năng suất thấp, đến năm 2008 diện tích tái canh lên tới 88 ha... 

 Vườn cà phê tại Đội 2 cho năng suất cao sau khi thực hiện quy trình tái canh cà phê. Ảnh: Sơn Ca
Vườn cà phê tại Đội 2 cho năng suất cao sau khi thực hiện quy trình tái canh cà phê. Ảnh: Sơn Ca

Là đơn vị có bề dày truyền thống hơn 30 năm gắn bó với quá trình hình thành vùng kinh tế mới xã Ia Sao và Ia Yok (huyện Ia Grai), Nông trường Cà phê 706 (nay là Công ty Cà phê 706) đã góp phần xây dựng khu sản xuất chuyên canh cà phê trù phú lên tới 1.305 ha (trong đó có 1.110 ha cà phê kinh doanh) doanh thu, lợi nhuận lên con số bạc tỷ mỗi năm, cải thiện thu nhập đời sống cho hơn 800 cán bộ, nhân viên và lao động trực tiếp cũng như đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa phương.

Trên nền diện tích sẵn có, năm 2005, một số diện tích cà phê sử dụng hình thức tưới tràn từ nguồn nước Biển Hồ gây ra hiện tượng rửa trôi lớp đất mặt khiến cho cà phê bị thiếu dinh dưỡng và dễ nhiễm bệnh. Tại thời điểm đó, dù chưa có chủ trương nhưng Ban Giám đốc Công ty đã chủ động phá bỏ một phần diện tích cà phê này để thực hiện tái canh, cải tạo vườn dưới hình thức vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mặt khác, đơn vị bắt đầu chuyển đổi từ hình thức tưới tràn sang tưới phun mưa, tưới vào gốc để giải quyết triệt để vấn đề rửa trôi, xói mòn đất mặt. Sau đợt đầu thử nghiệm đến năm 2008, đơn vị bắt tay xây dựng dự án tái canh diện tích 88 ha, thực hiện cải tạo, thanh lý và khai hoang hoàn toàn theo quy trình mới. Đặc biệt, giống cà phê được chọn để tái canh được chọn lọc kỹ càng với khả năng chịu sâu bệnh tốt hơn, chất lượng vượt trội. Qua 5 năm thực hiện, diện tích cà phê tái canh sinh trưởng tốt, ở đợt thu bói đầu tiên đã có năng suất bình quân 1,5 tấn cà phê nhân/ha (tương đương 8 tấn cà phê tươi/ha), thậm chí có diện tích năng suất lên 2,2-2,5 tấn cà phê nhân/ha. Đồng thời, chất lượng sản phẩm nâng lên rõ rệt khi tỷ lệ hạt trên sàn 18 đạt 50%, trong khi trước khi tái canh tỷ lệ R1 chỉ đạt 30%-40%.

Trao đổi về chương trình tái canh của Công ty Cà phê 706, ông Lê Đình Hoàng-Chủ tịch Công đoàn phấn khởi cho biết: Tái canh cà phê là một chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và nằm trong quy trình sản xuất xanh-sạch mà đơn vị đang hướng đến. Hiện có hơn 50% diện tích cà phê kinh doanh được tái canh 385 ha cà phê do cán bộ-công nhân viên trong Công ty tự bỏ vốn sản xuất, đơn vị cũng đã khuyến khích và hỗ trợ quy trình kỹ thuật tái canh. Tuy nhiên cũng như một số đơn vị thực hiện tái canh khác, nguồn vốn đầu tư cho chương trình này luôn là một trở ngại lớn khi bình quân mỗi ha cà phê tái canh cần từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Để thực hiện, ngoài nguồn vốn tích lũy, Công ty phải sử dụng vốn vay thương mại ngắn hạn nên chi phí, giá thành sản xuất lên cao, trong khi đó, quy trình tái canh thường kéo dài trong nhiều năm mới có kết quả. Vì vậy, chúng tôi đề nghị lãi suất cho vay tái canh cần ưu đãi 5-6% thì mới thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm