Lao động trẻ xoay xở mùa dịch Covid-19: Mạnh dạn khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp khi diễn biến dịch bệnh còn phức tạp và chưa xác định được đến khi nào kết thúc...

Anh Nguyễn Quốc Sơn quyết định táo bạo khởi nghiệp trong mùa dịch
Anh Nguyễn Quốc Sơn quyết định táo bạo khởi nghiệp trong mùa dịch
Mở quán cà phê…
Từng là nhân viên bất động sản với mức lương tương đối cao nhưng Nguyễn Quốc Sơn (36 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) bỏ việc ra ngoài tìm hướng kinh doanh riêng. Một phần do công ty cũ giảm giờ làm, giảm lương, công việc ít hơn trước kia, nên Sơn quyết định nghỉ việc. Sơn quyết tâm mở quán cà phê khi dịch vẫn còn diễn ra.
“Thời điểm quán mở cửa cũng là lúc dịch bùng phát ở Đà Nẵng. Bản thân tôi nhận nhiều ý kiến cảnh báo về rủi ro khi bước đầu ra kinh doanh riêng. Tôi nghĩ kinh doanh thì lúc nào cũng có rủi ro, nên lo lắng là điều không tránh khỏi. Nhưng cứ làm thôi, từng bước một, mình cũng cố gắng tìm một mặt bằng hợp ý với tầm giá vừa phải, tính toán kỹ càng từng hạng mục đầu tư để không phát sinh vượt nhiều”, Sơn nói.
Sơn cho rằng khởi nghiệp thời điểm này không được vội vàng, nhất là tìm mặt bằng ưng ý. Cố gắng liệt kê chi tiết các khoản mục phải đầu tư để mình không bị động. Đến thời điểm hiện tại, quán cà phê của Sơn đã vận hành được hơn 1 tháng với lượng khách đều và hầu như không có nhiều trở ngại.
Tương tự, cô gái trẻ Ngô Thị Thảo Hương (28 tuổi, ngụ Q.9, TP.HCM), từ nhân viên truyền thông rồi khởi nghiệp trở thành bà chủ quán cà phê. Khi dịch bùng phát hồi tháng 2, quán cà phê của Hương dường như không còn khả năng trụ nổi. Hương phải rút hoạt động kinh doanh và có khi ngừng hẳn. Đến tháng 7 vừa rồi, Hương quyết tâm làm lại từ đầu cũng từ quán cà phê mà mình gầy dựng. Hương lên kế hoạch, lấy công làm lời là sẽ không thuê nhân viên, tự tay làm việc. Ngoài ra, Hương tự trang trí quán, vật dụng còn lại phải tái sử dụng. Hương chia sẻ mặt bằng kinh doanh với nhiều người để bớt gánh nặng chi phí.

Ngô Thị Thảo Hương gầy dựng lại quán cà phê của mình trong thời điểm dịch ẢNH: PHẠM HỮU
Ngô Thị Thảo Hương gầy dựng lại quán cà phê của mình trong thời điểm dịch ẢNH: PHẠM HỮU
... Tiếp cận khách hàng qua trực tuyến
Là dân học về kỹ thuật tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, liên quan đến máy móc, hiện làm nhân viên văn phòng, Võ Văn Đạt (29 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) luôn ấp ủ kế hoạch khởi nghiệp riêng cho mình. Trong thời điểm dịch diễn ra, Đạt nhận thấy khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, mọi người có xu hướng ở nhà lướt mạng xã hội và mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Do đó, tiếp thị theo kiểu kỹ thuật số sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Vậy là Đạt quyết định khởi nghiệp ngay trong mùa dịch này. Công ty kinh doanh theo lĩnh vực tư vấn, đặt tên thương hiệu, logo, màu sắc, xây dựng các kênh tiếp thị sản phẩm...
Đạt xây dựng mô hình doanh nghiệp tinh gọn, tiết giảm tối đa chi phí. Đội ngũ là các sinh viên mới ra trường yêu thích tiếp thị kỹ thuật số và có định hướng theo đuổi nghề nghiệp. Nhân viên sẽ làm đa nhiệm vụ. Đạt thuê một văn phòng, chọn cách tiếp cận khách hàng qua hình thức trực tuyến, và đợi ngày hết dịch sẽ đầu tư phát triển công ty lớn hơn. Bước đầu cũng có nhiều khách hàng hợp tác trong mùa dịch.
Đạt chia sẻ: “Sau nhiều năm học hỏi và tìm hiểu về ngành tiếp thị kỹ thuật số, tôi thấy đây là xu hướng của tương lai, trên thị trường cũng có rất nhiều công ty đang hoạt động, song chỉ một số ít là hoạt động hiệu quả tạo ra giá trị cho khách hàng. Vậy là tôi thành lập công ty để cộng tác với công việc kinh doanh nhằm tăng nhận diện thương hiệu của họ trên internet”.
Cơ hội cho những ai có ý tưởng
Ông Cao Trung Hiếu, nhà sáng lập điều hành Dân Trí Soft, cho rằng dịch Covid-19 diễn biến còn phức tạp và chưa xác định được đến khi nào kết thúc. Vấn đề hiện nay là làm sao để an toàn trước dịch bệnh, cắt giảm chi tiêu, gia tăng hiệu quả công việc... là những điều được xã hội quan tâm. Do đó, đây là cơ hội cho những ai có ý tưởng khởi nghiệp sẽ khởi sự ngay để giải quyết những vấn đề của xã hội với khả năng thực thi hiệu quả.
Lịch sử cũng đã cho thấy trong những giai đoạn suy thoái như thế này lại xuất hiện nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Họ tạo nên những giá trị để giải quyết những vấn đề phát sinh mới và đã thành công rực rỡ cho đến hôm nay.
Do đó, đây là cơ hội cho những ai có ý tưởng khởi nghiệp sẽ khởi sự ngay để giải quyết những vấn đề của xã hội với khả năng thực thi hiệu quả. Ông Hiếu chia sẻ khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng, quan trọng nhất là hiểu biết chính bản thân mình, hiểu biết nội bộ đội ngũ về điểm mạnh, điểm yếu, khả năng phát triển đội nhóm. Chỉ có hiểu biết chính mình một cách thành thật và sâu sắc mới linh hoạt vượt qua khó khăn để phát triển vững bền. Kinh tế càng suy thoái thì việc chuẩn bị càng phải chu đáo, tuyệt đối không nóng vội chạy đua theo các phong trào khởi nghiệp để rồi nhận cái kết đắng.
Theo Phạm Hữu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.