Chàng trai mồ côi khởi nghiệp với dế '3 sạch'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với số tiền 1 triệu đồng tích cóp từ việc làm thêm, Quý bắt đầu từ 5 khay dế nuôi thử nghiệm trong phòng trọ. Thử nghiệm thành công, Quý mạnh dạn bắt tay vào đầu tư chuồng trại.

Ra trường, La Văn Quý quyết tâm khởi nghiệp từ mô hình nuôi dế “3 sạch” - Ảnh: NVCC
Ra trường, La Văn Quý quyết tâm khởi nghiệp từ mô hình nuôi dế “3 sạch” - Ảnh: NVCC
Quý nói mình đi lên từ nghèo khó nên không dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn. Hơn 2 năm qua, từ giai đoạn đầu khởi nghiệp dế chết hàng loạt, mất trắng, chàng trai người Thái tiếp tục gây giống lại, quyết tâm theo đuổi đến cùng.
"Nuôi dế chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc không quá khó, ở Sơn La cũng chưa có ai làm nên tôi nảy ra ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình nuôi dế" - La Văn Quý, 26 tuổi, dân tộc Thái, chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp ban đầu.
Một mình bươn chải giữa đời
Cha mẹ qua đời sau một tai nạn đắm thuyền, 6 tháng tuổi, Quý được người bác ruột đưa về nuôi. Mồ côi cha mẹ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng chàng trai trẻ luôn nỗ lực không ngừng, ham học hỏi, vừa học vừa làm để đỡ đần cho gia đình bác. 
Thế nhưng ngày Quý chuẩn bị tốt nghiệp đại học, người bác đột ngột qua đời sau một tai biến. Chỗ dựa tinh thần mất đi, từ đó anh một thân một mình bươn chải giữa đời.
Tốt nghiệp Trường ĐH Tây Bắc năm 2017, Quý xin việc ở một công ty, nhưng chỉ mấy tháng sau là xin nghỉ việc. Thời điểm đó, cậu lên các trang mạng mày mò tìm hiểu về các mô hình khởi nghiệp và quyết tâm đi lên từ con dế. 
"Mô hình này phù hợp với hoàn cảnh của mình về chi phí đầu tư, không yêu cầu nhiều về kỹ thuật chăm sóc", Quý bộc bạch.
Quan trọng nhất là anh nhận thấy ở miền xuôi có nhiều người khởi nghiệp từ mô hình nuôi dế nhưng ở miền ngược như vùng Sơn La lại khá ít. Với số tiền 1 triệu đồng tích cóp từ việc làm thêm, Quý bắt đầu từ 5 khay dế nuôi thử nghiệm trong phòng trọ. Thử nghiệm thành công, Quý mạnh dạn bắt tay vào đầu tư chuồng trại.
Ở trường có CLB về khởi nghiệp, chàng trai trẻ xin ý kiến thầy cô trong trường nhờ tư vấn và giúp đỡ, mở rộng quy mô sản xuất. Tháng 3-2018, vay mượn từ bạn bè được chục triệu đồng, Quý đầu tư thiết kế được hơn chục ô vuông nuôi dế, cho sản lượng trung bình gần 100kg dế thành phẩm/tháng, có giá thành 150.000 đồng/kg.
Chàng trai người Thái thừa nhận giờ đã quen với quy trình nuôi dế nên chẳng thấy vất vả, tuy nhiên giai đoạn đầu anh gặp khá nhiều tổn thất. Nhớ nhất là lúc mới đầu tư chuồng trại, ban đầu dế phát triển rất tốt nhưng đến lúc chuẩn bị thu hoạch, bỗng dưng dế chết hàng loạt. 
"Khi ấy đã gần thu hoạch mà dế chết sạch cả đàn, do mình chưa nắm rõ kỹ thuật, cho dế ăn rất nhiều rau, không để ý chuồng trại. Đó là giai đoạn khó khăn nhất, gần như mất trắng số tiền đầu tư ban đầu", Quý chia sẻ.
Thấy Quý suốt ngày "ăn ngủ với dế" mà vẫn thất bại, có người khuyên nên đi làm công ăn lương đã rồi hẵng theo đuổi đam mê. Nhưng anh quả quyết, đã theo phải theo đến cùng. Không từ bỏ, Quý vẫn lựa chọn gắn bó với dế và tiếp tục gây giống lại. Anh cho biết thời điểm đó vừa nuôi dế vừa phụ việc ở các hàng quán để xoay vòng vốn và trang trải thêm cuộc sống.

Tôi coi những lần thất bại là những bài học kinh nghiệm cho chính mình, càng thất bại càng thấy mình phải cố gắng hơn nữa.

LA VĂN QUÝ

Dế "3 sạch"
Từng thất bại, thậm chí trắng tay nhưng hơn hai năm qua chàng trai người Thái đã tìm ra con đường cho riêng mình, có "mối hàng ruột" với đầu ra ổn định ở Sơn La. Vòng đời của dế khoảng 45 - 50 ngày, Quý cho biết để dế khỏe trong suốt vòng đời phải lưu ý đến yếu tố "3 sạch".
"3 sạch ở đây nghĩa là phải ăn sạch, uống sạch và ở sạch. Vì dế rất nhạy cảm với nguồn thức ăn bên ngoài, nếu mua rau có phun thuốc bảo vệ thực vật mà dế ăn phải cũng dễ chết. Tương tự với nước, nếu xả trực tiếp loại nước sạch khử clo cũng dễ khiến dế chết. Về môi trường cho dế, nếu không thường xuyên sạch sẽ sẽ gây ẩm mốc, gây bệnh cho dế", Quý nói. 
Do vậy trong khuôn viên trường, anh tận dụng trồng các loại rau sạch làm thức ăn cho dế, đồng thời luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tạo điều kiện cho dế phát triển khỏe mạnh trong suốt vòng đời. Nếu dế phát triển tốt, cứ hơn 1 tháng sẽ cho thu hoạch dế thành phẩm.
Hiện tại trung bình mỗi tháng chàng trai 9X bán được 100kg dế thành phẩm, thu về hơn chục triệu đồng/tháng. Quý cho biết đang nghiên cứu và sản xuất thêm các sản phẩm từ dế với nguyên liệu, gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc như: khô dế ăn liền, khẩu xén từ dế (tương tự như bánh phồng tôm - PV) phù hợp với thị hiếu khách hàng. 
Bên cạnh đó, tập trung mở rộng mô hình nuôi dế "3 sạch" theo hướng hợp tác xã, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và tạo cơ hội đưa sản phẩm ra các thị trường lớn hơn.
"Khó khăn nhất trong việc khởi nghiệp là giai đoạn đầu về nguồn vốn. Lúc đó tôi mới ra trường chưa có gì trong tay, bươn chải cũng chỉ đủ ăn. Tôi nghĩ điều cần nhất cho khởi nghiệp là đam mê, nhiệt huyết và sự quyết tâm. Lấy ví dụ từ chính bản thân mình đi lên từ con dế, dù thực tế tôi học chuyên ngành chính trị không liên quan gì đến công việc này, mới thấy là "nghề chọn người". Làm rồi mới thấy yêu thích, yêu thích rồi mới chọn gắn bó" - La Văn Quý trải lòng.
Công Nhật (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.