Lan tỏa phong trào cải tạo vườn tạp trồng rau xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ rẫy trở về với chiếc áo thấm đẫm mồ hôi nhưng chị Byăt (làng Roh, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) vẫn tranh thủ làm đất để gieo thêm vài luống rau nhằm chuẩn bị nguồn thực phẩm cho những ngày Tết.

Trước đây, chị Byăt cũng như nhiều hộ dân trong làng có đất vườn khá rộng nhưng đều để trống khiến cho cỏ dại mọc um tùm. Tháng 10-2021, được cán bộ Hội Phụ nữ hướng dẫn, chị bắt tay vào cải tạo vườn tạp, ủ phân và lên luống để trồng rau. Chị thường xuyên tưới nước và tận dụng phân bò ủ hoai để bón. Những luống rau vì thế càng ngày càng xanh tốt với đủ các loại: rau lang, cải ngọt, rau muống... “Ngày trước, muốn ăn rau thì phải ra chợ mua hoặc đi hái rau rừng. Từ khi tự trồng, tôi ít khi phải đi mua và rau sạch do mình trồng nên ăn cũng yên tâm hơn”-chị Byăt nói.
 

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã biết cải tạo đất vườn để trồng rau xanh. Ảnh: Nhật Hào
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã biết cải tạo đất vườn để trồng rau xanh. Ảnh: Nhật Hào


Không chỉ riêng chị Byăt và hội viên phụ nữ ở làng Roh mà các làng đồng bào dân tộc thiểu số như: Groi (xã Kon Thụp), Đê Bơ Tưk (xã Đak Jơ Ta)… được cán bộ phụ nữ các cấp trực tiếp đến tận nhà hướng dẫn triển khai mô hình “Mẫu vườn rau xanh” bằng cách cải tạo đất, lên luống, gieo hạt, làm hàng rào bảo vệ. Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai, hầu hết các hộ đã biết cách tận dụng các khoảng đất trống trong vườn nhà và sử dụng các loại phân chuồng để cải tạo trồng rau xanh nhằm cải thiện bữa ăn gia đình. Còn cán bộ phụ nữ ở đây cũng không khỏi vui mừng vì sau một thời gian tuyên truyền, cầm tay chỉ việc, cuối cùng các hội viên của mình cũng đã biết cải tạo những khoảng đất đầy cỏ dại thành vườn rau xanh tốt.

Câu chuyện cải tạo vườn tạp trồng rau xanh của hội viên phụ nữ ở Mang Yang làm tôi nhớ đến mô hình “Vườn rau thân thiện” được Hội Nông dân huyện Phú Thiện triển khai trong đồng bào dân tộc thiểu số vào năm 2018. Lúc mới triển khai mô hình, một số hộ không hưởng ứng vì họ chưa trồng rau bao giờ. Được tập huấn kiến thức, trực tiếp cầm tay chỉ việc, hỗ trợ ngày công và hạt giống cho một số hộ, đặc biệt là hộ nghèo. Đến nay, mô hình đã thu hút hàng trăm hộ tham gia, trong đó có hơn 500 hộ canh tác hiệu quả. Ngoài việc không sử dụng phân hóa học, thuốc kích thích, bà con còn biết tận dụng phân chuồng trộn với trấu để cải tạo đất, bón cho rau. Nhờ đó, không chỉ có nguồn rau sạch để cải thiện bữa ăn, nhiều hộ còn bán lấy tiền mua các nhu yếu phẩm.  

 Nhiều hộ dân ở TP. Pleiku từ chỗ trồng rau để ăn thì nay đã mở rộng diện tích trồng để bán. Ảnh: Nhật Hào
Nhiều hộ dân ở TP. Pleiku từ chỗ trồng rau để ăn thì nay đã mở rộng diện tích trồng để bán. Ảnh: Nhật Hào


Hay tại TP. Pleiku, việc hướng dẫn hội viên đồng bào dân tộc thiểu số cải tạo vườn tạp trồng rau xanh đã được nhiều hội, đoàn thể tích cực triển khai. Đặc biệt, thông qua mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn trái”, các cấp Hội Phụ nữ thành phố đã từng bước thay đổi nhận thức của hội viên trong cải tạo vườn tạp trồng rau xanh và các loại cây mang lại giá trị kinh tế thiết thực. Nhiều hộ từ chỗ chỉ trồng để ăn thì nay đã mở rộng diện tích trồng để bán. Những ngày này, họ cũng tích cực xuống giống với đủ các loại để chuẩn bị nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Nhâm Dần với mong muốn có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Có thể nói, việc cải tạo vườn tạp trồng rau xanh trong đồng bào dân tộc thiểu số lan tỏa rộng rãi ở nhiều địa phương trong tỉnh. Bằng nhiều mô hình khác nhau, các hội, đoàn thể đã từng bước hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” để hội viên của mình nói riêng, người dân trên địa bàn nói chung biến những mảnh vườn nhếch nhác thành vườn rau xanh tốt. Tuy nhiên, để “phong trào” hiệu quả hơn, các địa phương cần tiếp tục hướng dẫn, nhân rộng cho người dân trong việc trồng rau để cải thiện bữa ăn cũng như từng bước xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn thêm xanh-sạch-đẹp.

 

 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.