Làm thế nào để hạnh phúc hơn khi có tiền nhiều hơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiền nhiều hơn không có nghĩa là bạn sẽ hạnh phúc hơn, đó là kết luận được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu.

Các số liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố vào đầu tháng 2 cho thấy trong những năm gần đây người dân Anh trở nên lo âu nhiều hơn và không hạnh phúc hơn cho dù thu nhập và tài sản của họ tăng đáng kể. Các chuyên gia đã chỉ ra những yếu tố dưới đây chi phối đến thể trạng hạnh phúc của một người:

Tiền bạc


 

 



"Nhiều người cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc, song tiền có thể tạo ra một phạm vi an toàn, hỗ trợ cho hạnh phúc sinh sôi”, đó là nhận định của Brendan Kelly, Giáo sư giảng dạy bộ môn tâm thần học tại trường Trinity (Dublin) và là một chuyên gia nổi tiếng về sức khoẻ tinh thần. “Chắc chắn tiền bạc và hạnh phúc liên quan đến nhau. Cái nghèo sẽ cản trở hạnh phúc. Người ta có thể hạnh phúc tuy nghèo khó song hạnh phúc này khó có thể duy trì dài lâu”, ông nói.

Những công trình nghiên cứu về đình trệ kinh tế gần đây cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng túng thiếu đối với các gia đình. Các ông bố, bà mẹ khi gặp khó khăn về kinh tế thường tranh cãi nhiều hơn, cảm thấy ít gần gũi, gắn bó hơn và trong nhiều trường hợp có thể nói họ không hạnh phúc. Đề tài nghiên cứu với nhan đề “Trưởng thành tại Ai Len” cho thấy sức ép kinh tế thường làm xấu mối quan hệ giữa các bên, đồng thời khiến công việc làm cha mẹ trở nên khắc nghiệt hơn và ít nồng ấm hơn. Mối quan hệ xấu đi giữa cha mẹ và con cái theo kết quả nghiên cứu gây tổn hại lớn đến sức khoẻ tinh thần của trẻ và tăng sự phiền muộn ở trẻ.

Sự nhận biết cần thiết về giới hạn của đồng tiền

Song tiền chỉ 'mua' được hạnh phúc đến một giới hạn nào đó. Theo bà Kelly, khi những nhu cầu cơ bản được thoả mãn, thì trạng thái hạnh phúc không tỉ lệ thuận với sự gia tăng của tiền bạc. “Nếu bạn kiếm được 1 triệu Bảng Anh (GBP) khi chỉ có 1 GBP trong ngân hàng, bạn sẽ cảm thấy vui sướng hơn là kiếm 1 triệu GBP khi trong tay đã có 100 triệu GBP gửi ngân hàng.”

Vậy một người cần có bao nhiêu tiền để hạnh phúc? Theo kết quả nghiên cứu được Đại hoc Perdue bang Indiana (Mỹ) công bố vào tháng 2/2018, một người Mỹ cần có mức thu nhập từ 60000 đến 75000 USD/năm để cảm thấy hạnh phúc. Công trình này đã nghiên cứu ngưỡng thu nhập không còn tác động đến thể trạng xúc cảm căn cứ vào thăm dò ý kiến 1,7 triệu người từ 164 quốc gia. Mức tiền mà người ta cần có để cảm thấy hạnh phúc khác tuỳ thuộc vào cá nhân đó đến từ đâu và là ai. Tuy nhiên, khi số tiền cần đã kiếm đủ, thì nhiều tiền hơn nữa đôi khi dẫn tới sự hài lòng về cuộc sống và hạnh phúc giảm đi. Đó là vì đến một ngưỡng nào đó, con người ta có thể đã bị chi phối bởi các khát vọng như mưu cầu có của cải vật chất nhiều hơn nữa và so bì với người khác và những yếu tố đó có thể làm suy giảm hạnh phúc.

Theo công trình nghiên cứu tương tự năm 2010 của trường Đại học Princeton, những người Mỹ có thu nhập năm thấp hơn mức 75.000 USD ít hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, những người có thu nhập trên ngưỡng đó cũng không hạnh phúc hơn cho dù họ kiếm được nhiều tiền hơn.

Thói quen hay so sánh với những người xung quanh

Điều chúng ta thường thấy là thu nhập của những người xung quanh đôi khi tác động ít nhiều đến hạnh phúc của mình.

Bà Kelly nói: “Nhiều người nghĩ rằng phải kiếm được nhiều tiền hơn bạn bè, hàng xóm quan trọng hơn tăng mức thu nhập của mình. Căn nguyên nằm ở việc ngầm so sánh mình với người khác hay hình dung mình cần phải ra sao. Tiền bạc thường là trung tâm của những so sánh như vậy.”

Yếu tố tuổi tác

Tuổi tác cũng đóng một vai trò chi phối. “Hạnh phúc khác nhau theo độ tuổi và người trẻ nhất và già nhất thường cảm nhận được hạnh phúc nhiều nhất”, chuyên gia Kelly nói.

“Đối với nhiều người, 'nốt trầm' thường xảy ra khi bước vào độ tuổi 40 đến 45 khi sự nghiệp và cuộc sống cá nhân chịu nhiều sức ép nhất và nhu cầu về tài cính cũng cao nhất. Sự phân bổ hạnh phúc theo hình chữ U này trên chặng đường đời được ghi nhận ở khắp 70 nước phát triển và đang phát triển tại Mỹ, châu Âu, châu Mỹ La Tinh và châu Á.

Tiền là một vế không thể thiếu của phương trình hạnh phúc. Song có tiền hay thiếu tiền chỉ là một trong cơ số những điều có thể tác động đến hạnh phúc. Chính tính cách, niềm tin và các giá trị mà bạn tạo dựng mới đóng vai trò lớn làm nên hạnh phúc của mình.

“Mối tương quan giữa tiền và hạnh phúc là lớn và phức tạp. Theo đuổi kiếm tiền như là con đường dẫn đến hạnh phúc không phải điều khôn ngoan. Chúng ta cần tìm cách kiếm tiền để có được sự đảm bảo về tài chính. Nó có giúp ích tạo nên hạnh phúc song không phải là nền tảng đáng tin cậy hay bền vững cho hạnh phúc dài lâu. Bởi, sức khoẻ sẽ tác động nhiều đến hạnh phúc hơn là tiền bạc trên thế giới này có thể đem lại và khi chẳng may lâm bệnh, bạn sẵn sàng dốc toàn bộ số tiền mình kiếm được cho việc chữa trị”, bà Kelly diễn giải.

Do vậy, theo bà “tiền có thể là công cụ để chúng ta sử dụng làm mình hạnh phúc hơn thông qua đầu tư vào lối sống lành mạnh và thông minh hơn như tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý), qua các mối quan hệ với những người khác và xã hội và qua các hoạt động ý nghĩa, khi đó hạnh phúc sẽ đến theo.

Cách sử dụng đồng tiền

Việc bạn sử dụng đồng tiền mình kiếm ra vào mục đích gì có thể nói đóng vai trò quan trọng đến hạnh phúc của mình. Tiêu tốn tiền bạc vào những thói quen không lành mạnh chắc chắn sẽ đẩy bạn và những người thân của bạn vào nghịch cảnh. Thêm vào đó, mua sắm đồ đạc, vật chất chưa chắc sẽ đem lại cho bạn hạnh phúc dài lâu, còn  chi tiền để có các trải nghiệm sống thì có. Đó là ý kiến của ông Eoin McGeee, Giám đốc Kế hoạch Tài chính Thịnh vượng và là chuyên gia tư vấn tài chính về sử dụng đồng tiền đúng cách thuộc công ty RTE. Bởi, trải nghiệm có tác động tích cực về mặt cảm xúc lớn hơn của cải vật chất.

“Mong đợi một trải nghiệm như một kỳ nghỉ chí ít là một nửa của trải nghiệm. Trên hết là bạn tận hưởng trải nghiệm đó với những ký ức đáng nhớ. Điều ngày rất khác so với việc dùng tiền để mua gì đó hữu hình. Bạn không đoái hoài đến chiếc iPhone bạn đã mua một năm trước, song lưu giữ ký ức về một kỳ nghỉ thì chắc chắn có”, ông McGee phân tích. Ngoài ra, việc chi tiền để mua những thứ sa xỉ đôi khi có thể đem lại sự lo âu. Ông McGee đã đưa ra một ví dụ: “Nếu bạn tậu một chiếc xe mới toanh, bạn có thể lo lắng nó có thể bị chày xước.”

Một cách làm khác, theo ông McGee , tiền có thể 'mua' hạnh phúc đó là nếu bạn dành một phần tiền vì người khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học British Columbia và Harvard Business School, nếu bạn chi dù chỉ là một ít tiền mỗi ngày cho người mình yêu thương có thể làm tăng đáng kể niềm hạnh phúc của mình.

Biết tạo ra thời gian và dành thời gian cho những điều quan trọng nhất đối với mình

Ngày nay, nhiều người đi làm giàu về tiền bạc song nghèo về thời gian. Việc thiếu thời gian rảnh rỗi có thể tác động xấu đến sức khoẻ và hạnh phúc. Theo Tiến sỹ Ashley Willans, Phó Giáo sư Harvard Business School, khi đưa ra quyết định về tiền bạc và thời gian, điều quan trọng bạn phải nghĩ về hậu quả của những quyết định này đến hạnh phúc lâu dài của mình.

“Nếu bạn chọn công việc kiếm được nhiều tiền song phải làm 80 tiếng một tuần, các mối quan hệ và hạnh phúc cá nhân của bạn lâu dài có thể bị tổn hại. Và trong nhiều năm, thì ảnh hưởng tiêu cực của những quyết định lớn trong cuộc đời như vậy cứ tăng lên”, ông Whillans nói.

Do vậy, một cách để giải quyết thách thức này là có sự lựa chọn thông minh như dành tiền bạn kiếm được để 'mua' thời gian hạnh phúc hơn. Điều đó không chỉ có nghĩa là đi nghỉ nhiều hơn mà theo ông Willans bạn nên sử dụng tiền đúng cách để giảm bớt gánh nặng công việc trong ngày. Ví dụ, thuê người dọn dẹp nhà cửa có thể cho bạn 'xả hơi' một vài tiếng cuối tuần, đặt mua đồ trên mạng giao đến tận nhà có thể giúp bạn tiết kiệm một vài giờ đi lại mua sắm. Và cuối cùng là hãy dành thời gian thảnh thơi bạn có được vào những thứ có thể thúc đẩy hạnh phúc như tham gia các hoạt động với bạn bè và gia đình. Bởi hạnh phúc không phải tự nhiên mà có mà đó là một quá trình vun đắp, tạo dựng của bản thân.

CTV Xuân Hương/VOV.VN
Theo Independent

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.