Làm giàu khác người: Trai Bình Định đi nhặt mo cau vứt đầy vườn mà thành...giám đốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình cờ một lần tiếp đối tác từ Ấn Độ sang ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cước xơ dừa của gia đình, anh Nguyễn Sơn Tịnh (TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được họ cho xem các video sản xuất sản phẩm từ mo cau. Từ đó, anh nảy ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm này ngay tại quê nhà.
Tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh, anh Nguyễn Sơn Tịnh (SN 1991, ở khu phố Tài Lương 4, phường Hoài Thanh Tây, TX Hoài Nhơn) xin làm nhiều việc ở nhiều công ty khác nhau vừa để học hỏi kinh nghiệm, vừa tìm hướng khởi nghiệp cho riêng mình. 
Nguồn nguyên liệu mo cau anh Tịnh có thể tận dụng từ địa phương, nhưng nguồn vốn xây dựng cơ sở và trang thiết bị máy móc để sản xuất cần trên 1 tỷ đồng. 

Anh Nguyễn Sơn Tịnh giới thiệu sản phẩm làm từ mo cau với khách hàng tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (tháng 11.2019).
Anh Nguyễn Sơn Tịnh giới thiệu sản phẩm làm từ mo cau với khách hàng tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (tháng 11.2019).
Hai vợ chồng anh Tịnh quyết tâm thực hiện và thuyết phục gia đình, người thân hỗ trợ, cùng với tiền tích góp những năm đi làm, để đầu tư thành lập Công ty Equana Việt Nam vào tháng 10.2019. Đến nay, công ty có thể sản xuất từ 800 - 1.000 sản phẩm từ mo cau/ngày, với 10 chủng loại khác nhau, như: Khay, đĩa, muỗng...
Việc tiêu thụ sản phẩm từ mo cau cũng không hề dễ dàng, bởi giá bán từ 1.300 - 7.500 đồng/sản phẩm. Giám đốc Nguyễn Sơn Tịnh tranh thủ các mối quan hệ, tìm hiểu về các hội chợ thương mại và tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường.
Tháng 11.2019, Công ty Equana Việt Nam mạnh dạn đăng ký tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Việt- Trung tại Lào Cai. Đây cũng là tiền đề để sản phẩm của công ty nay đã tiếp cận được nhiều khách hàng là các khu du lịch, resort… ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Là một trong những khách hàng thân thiết, gắn bó với Công ty Equana Việt Nam từ khi mới thành lập cho đến nay, anh Nguyễn Thanh Tòng, chủ cơ sở cơm cháy kho quẹt ở quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm từ mo cau. 
“Khách nước ngoài, trong đó có  nhiều khách Hàn Quốc và Trung Quốc đã rất tò mò trước những sản phẩm làm từ mo cau. Họ ấn tượng và đánh giá cao trải nghiệm về món ăn Việt Nam lại gắn với các sản phẩm thân thiện và góp phần bảo vệ môi trường”, anh Tòng kể.   
Hiện nay, không chỉ thu mua mo cau trên địa bàn TX Hoài Nhơn, Công ty Equana Việt Nam còn cho xe đến tận các xã miền núi của huyện Hoài Ân, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) để thu mua loại nguyên liệu  dân dã này. 
Công ty cũng chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể của TX Hoài Nhơn để tiến hành trồng cây cau và nhân rộng các tuyến đường cau, vừa góp phần làm cho địa phương thêm xanh, đẹp, vừa có nguyên liệu mo cau để sản xuất.
Anh Tịnh cũng đang ấp ủ giấc mơ đưa sản phẩm làm từ mo cau của mình xuất ngoại...
Ánh Nguyệt (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.