Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bạt nhựa cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Dòng qua dòng lại, đỡ hại môi trường'  là thông điệp  về sản phẩm tái chế từ bạt nhựa của nhóm bạn trẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Từ chiếc bạt nhựa cũ bỏ đi, các bạn tái chế thành những sản phẩm rất sáng tạo.
“Dòng dòng” là phát âm miền Nam cho từ “vòng vòng”, ngụ ý kiểu bạn bè chiều cuối tuần đi dạo vòng vòng phố xá, cũng là cách những chiếc bạt nhựa đi một vòng thành chiếc túi tái chế đeo trên vai. Trần Kiều Anh, Hoàng Diệu Thảo Trang (cùng ở Q.2, TP.Hồ Chí Minh) và Ông Tú Quân (Q.11, TP. Hồ Chí Minh) là 3 bạn trẻ lập ra thương hiệu túi xách, ba lô “Dòng Dòng Sài Gòn” làm từ bạt nhựa bỏ đi. Những sản phẩm tái chế của nhóm xuất phát điểm từ sự yêu thích những điều sáng tạo, độc đáo và ý thức trước vấn đề môi trường đang nhức nhối hiện nay.
Những người trẻ “giải cứu” bạt nhựa
Ý tưởng về "Dòng Dòng" ra đời vào cuối tháng 10. 2019, thời điểm Kiều Anh và mọi người cần tìm kiếm trải nghiệm mới cho công việc của mình. Trước đó Kiều Anh và Thảo Trang làm việc trong ngành thiết kế còn Tú Quân có chuyên môn về quản lý tài chính - marketing.
 
3 cô gái của ý tưởng
3 cô gái của ý tưởng "dòng qua dòng lại đỡ hại môi trường" (từ trái sang: Tú Quân, Thảo Trang, Kiều Anh). Ảnh: NVCC
Ngoài nguồn bạt cũ từ các cửa hàng, nhóm bạn còn liên hệ các tiệm lắp bạt cho các hộ gia đình, có khi còn phải đến vựa ve chai để xin thu mua bạt cũ. Đôi khi công việc “giải cứu” bạt cũ này còn được các bạn gọi đùa là các chuyến…móc bạt, như nghề móc bọc, nhặt ve chai.
Chúng tôi hỏi vì sao lại là bạt nhựa? Kiều Anh cho biết đó là nguyên liệu được dùng nhiều nhưng ít được tái chế. Chẳng hạn khi một cửa hàng nào đó ngừng kinh doanh, miếng bạt được in tên, địa chỉ sẽ bị bỏ hẳn, bạt trơn thì được mua lại nhưng cũng rất ít. “Tuy nhiên, nếu biết cách phối hợp chúng ăn ý, khi tái chế thì sản phẩm mới nhìn sẽ rất ngầu, rất đời và rất… Sài Gòn”, Kiều Anh nói.
 
Những balo độc đáo được tái chế từ bạt nhựa. Ảnh: NVCC
Những balo độc đáo được tái chế từ bạt nhựa. Ảnh: NVCC
Bạt thu về được các bạn tẩy rửa sạch sẽ bằng các vật liệu an toàn cho môi trường và sức khoẻ, như baking soda, giấm ăn, cồn sát trùng… Những vết sờn, vết xước được giữ nguyên để tấm bạt nhựa được “kể” tiếp câu chuyện của mình.
Ba tháng đầu “làm quen” với người bạn mới này, cả nhóm không có chuyên môn về những công đoạn để hoàn thiện một chiếc balo nên cứ loay hoay, hư cái này, hỏng cái kia. Nhưng bằng sự tâm huyết, qua thời gian mọi thứ cũng dần được hoàn thiện.
 
Khách nước ngoài thích thú với những sản phẩm tái chế từ bạt nhựa của nhóm. Ảnh:NGỌC THẢO
Khách nước ngoài thích thú với những sản phẩm tái chế từ bạt nhựa của nhóm. Ảnh:NGỌC THẢO
“Qua nhiều tháng, chúng mình cùng cân chỉnh túi mẫu, từ chất liệu, kích thước, phân ngăn cho đến những chi tiết nhỏ như khoảng cách đường chỉ. Bên cạnh đó, bạt nhựa cứng hơn vải may thông thường nên chiếc balo của Dòng Dòng cũng có hình vuông độc đáo. Khi may, người thợ phải nương theo chất liệu đặc biệt này để cho ra những sản phẩm đặc biệt không bị nhăn”, Kiều Anh kể.
Các công đoạn may thành phẩm được thực hiện thủ công, tỉ mỉ để hạn chế tối đa bạt vụn. Và khi sản phẩm được giao đến khách hàng cũng được đóng gói trong bao bì may bằng chất liệu hiflex (loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có thể chịu được nắng mưa, co giãn tốt) tái chế từ banner sự kiện hoặc quảng cáo.
Mang chuyện bạt nhựa đi “dòng dòng” thành phố
Bạt để may balo, túi xách mang trên mình từng câu chuyện riêng biệt, đến từ mọi ngõ ngách của TP. Hồ Chí Minh. Phần lớn chất liệu bạt được sử dụng là mái hiên của các quán xá cũ, nào  quán vịt lộn, hủ tíu, ốc giác… nên có trên mình những vết trầy xước, bạc màu.
 
Bạt sau khi thu gom về sẽ được các bạn tẩy rửa sạch bằng các vật liệu an toàn cho môi trường và sức khỏe. Ảnh: NVCC
Bạt sau khi thu gom về sẽ được các bạn tẩy rửa sạch bằng các vật liệu an toàn cho môi trường và sức khỏe. Ảnh: NVCC
“Những màu sắc, vết xước, xù xì trên bề mặt tấm bạt đều được nhóm giữ lại trong quá trình may. Vì những “vết sẹo” đó đi liền với các câu chuyện và kỷ niệm. Những thứ bình dị, tự nhiên đó bỗng một ngày trở thành balo chẳng phải rất thú vị, gần gũi nhưng không kém phần đặc biệt đó sao”, Kiều Anh chia sẻ.
Những ai từng ghé qua trang Facebook hay web của Dòng Dòng Sài Gòn đều cảm nhận rõ sự dễ thương, chân thật và đậm chất “cây nhà lá vườn” vì phần lớn đều được các bạn “tự xử”.
 
Tỉ mỉ từng công đoạn. Ảnh: NVCC
Tỉ mỉ từng công đoạn. Ảnh: NVCC
Những sản phẩm làm từ bạt nhựa cũ của Dòng Dòng nhìn đơn giản nhưng cũng chứa đầy tâm tư của nhóm và cũng do “tự xử” nên đến tên gọi của từng sản phẩm cũng dễ thương vô cùng. Như các dòng ba lô mang tên Đồ Bộ Ông Tám, Trơn Tru, Có Chi, Xấp Giấy, đặc biệt là Cà Na (bạt được đem về từ quán ốc) đều mang đậm cá tính, phong cách sáng tạo, độc lạ của nhóm.
 
Chiếc balo Cà Na (nguyên liệu bạt từ quán ốc) rất được các bạn trẻ yêu thích. Ảnh: NGỌC THẢO
Chiếc balo Cà Na (nguyên liệu bạt từ quán ốc) rất được các bạn trẻ yêu thích. Ảnh: NGỌC THẢO
“Đồ Bộ là tên chung của túi có sọc, Đồ Bộ Ông Tám là vì sọc nhìn giống pyjamas sọc sọc của các ông lớn tuổi hay mặc đi dạo. Đồ Bộ Hy Lạp là vì bạt có sọc xanh trắng như cờ Hy Lạp. Còn Có Chi là có chi xài nấy.  Vì bộ đó may từ bạt vụn còn lại sau khi may mấy sản phẩm khác, nên có màu bạt gì thì xài nấy và phối lại với nhau để ra sản phẩm…”, Kiều Anh dí dỏm chia sẻ về những cái tên rất độc đáo của sản phẩm.
 
Sản phẩm của nhóm bất chấp độ tuổi tin dùng. Ảnh: NVCC
Sản phẩm của nhóm bất chấp độ tuổi tin dùng. Ảnh: NVCC

Mặc dù lên ý tưởng từ tháng 10.2019 nhưng đến tháng 3.2020 thì sản phẩm tái chế từ bạt nhựa độc đáo này mới được hoàn thiện và giới thiệu đến mọi người. “Sắp tới, nhóm sẽ dựa trên phản hồi của khách hàng để cải thiện các mẫu ba lô, túi xách, thiết kế thêm nhiều phụ kiện như túi, ví, móc khóa để sản phẩm của Dòng Dòng được đa dạng”, Kiều Anh chia sẻ.

Theo Ngọc Thảo (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.