Krông Pa: Giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Krông Pa đã chung sức đồng lòng thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Nỗ lực giảm nghèo
Huyện Krông Pa có dân số gần 90.000 người, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 69%. Cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 40,23%. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong giai đoạn 2016-2020, huyện đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư nhằm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên phát triển kinh tế như: Chương trình 30a; Chương trình 135; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và một số chương trình, chính sách giảm nghèo khác với tổng nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hường-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa-cho biết: “Các chương trình, nguồn vốn đã tạo lực đẩy quan trọng giúp hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo vươn lên phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và nhiều hộ vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu. Nếu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 40,23% thì đến hết năm 2019 giảm còn 15,63% (tương ứng 3.060 hộ), bình quân hàng năm giảm 6,14%; hộ cận nghèo còn 14,67% (tương ứng 2.890 hộ)”.
Đoàn viên, thanh niên tình nguyện làm chuồng nuôi nhốt gia súc cho hộ  gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn xã Uar (huyện Krông Pa). Ảnh: Lê Hòa
Đoàn viên, thanh niên tình nguyện làm chuồng nuôi nhốt gia súc cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn xã Uar (huyện Krông Pa). Ảnh: Lê Hòa
Cũng theo ông Hường, số hộ nghèo chủ yếu ở khu vực nông thôn và tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số chiếm đa số. Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, huyện đã tập trung vận động bà con từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, thay đổi tập quán sản xuất hiệu quả hơn; đồng thời, hướng dẫn họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để có tích lũy, tái đầu tư cho sản xuất. “Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện chỉ còn 1.796 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (giảm 39,85% so với năm 2016) và 7 thôn, buôn đặc biệt khó khăn (giảm 60 thôn, buôn so với đầu năm 2016)”-ông Hường thông tin.
Đẩy mạnh xây dựng NTM
Trong 5 năm (2016-2020), huyện Krông Pa đã huy động 1.624 tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp 321 tỷ đồng, ngân sách địa phương 238 tỷ đồng, vốn lồng ghép 291,6 tỷ đồng, vốn tín dụng 760 tỷ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ 43,9 tỷ đồng và cộng đồng dân cư đóng góp gần 15 tỷ đồng. Nhờ nguồn lực đầu tư kết hợp với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, xã Phú Cần được công nhận đạt chuẩn NTM.
Đoàn viên, thanh niên tự tay trang trí và sáng tạo đồ chơi cho các em thiếu nhi từ vật liệu thải ra sau quá trình sử dụng. Ảnh Lê Hòa
Đoàn viên, thanh niên tự tay trang trí và sáng tạo đồ chơi cho các em thiếu nhi từ vật liệu thải ra sau quá trình sử dụng. Ảnh: Lê Hòa
Tuy nhiên, chương trình xây dựng NTM ở huyện nghèo Krông Pa còn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Krông Pa-chỉ ra rằng: Nền kinh tế của địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng liên tục đương đầu với rủi ro về thiên tai và dịch bệnh, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ chế biến chưa phát triển nên sản phẩm chủ yếu được chế biến ở dạng thô, chưa có thương hiệu, giá trị thấp. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa nhiệt tình; nguồn lực đóng góp từ nhân dân chưa nhiều, một bộ phận nhân dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật còn hạn chế... 
Trong năm 2020, huyện Krông Pa phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM và 3 buôn được công nhận đạt chuẩn NTM; đồng thời, nâng mức bình quân số tiêu chí NTM đã đạt lên 14,46 tiêu chí/xã. “Để làm được điều đó, trong thời gian tới, huyện xác định trọng tâm là đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng NTM. Đồng thời, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm để tăng thu nhập… Bên cạnh đó, huyện rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân cho công tác xây dựng NTM”-ông Duyên nhấn mạnh.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Hội LHPN huyện Chư Sê đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Sê phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng; được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).