Xây dựng Kbang thành huyện nông thôn mới bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kbang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2020-2025). Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung trí tuệ đưa ra nhiều giải pháp xây dựng huyện Kbang giàu về kinh tế, phong phú về đời sống văn hóa, vững mạnh về quốc phòng-an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.

Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Ảnh: Đ.T
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Ảnh: Đ.T


Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững

Với chủ đề Đại hội “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội; năng động đổi mới, sáng tạo; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và xây dựng huyện nông thôn mới bền vững”, các đại biểu đã tập trung bàn giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo đại biểu Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang, việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở về mục đích, ý nghĩa của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp không đầy đủ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa thật sự bền vững; không phát huy hết lợi thế về phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao. Các mô hình sản xuất nông nghiệp chưa tạo được sự đột phá.

“Để đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện gắn với thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM) cần chú trọng hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phòng-chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản. Trước mắt, cần thực hiện các mô hình thí điểm để nông dân thấy rõ lợi ích, từ đó nhân rộng các mô hình hiệu quả. Hình thành các mối liên kết gồm: nông dân với nông dân thành vùng hàng hóa; nông dân với doanh nghiệp để cung ứng vật tư, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hình thành các điểm chế biến để nâng cao chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng hàng chế biến bằng công nghệ mới… Qua đó, góp phần tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo; phấn đấu đến cuối năm 2020 có 13/13 xã đạt chuẩn NTM và đến cuối năm 2025 có 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao”-đại biểu Mã Văn Tình nêu ý kiến.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: ĐỨC THỤY
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: ĐỨC THỤY


Đồng quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đại biểu Trịnh Thị Thành-Phó Bí thư Đảng ủy xã Kông Lơng Khơng-cho rằng: Thời gian qua, các loại cây chủ lực như mía, mì tại địa phương đã được người dân đầu tư gieo trồng với diện tích lớn. Tuy nhiên, giá cả đầu ra không ổn định. Người dân phải tiêu thụ qua trung gian nên giảm thu nhập, thu hoạch chậm không tái vụ kịp thời làm giảm năng suất, chất lượng...

Để giải quyết thực trạng này, theo đại biểu Trịnh Thị Thành, cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác theo hướng phát triển chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm.

Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Huyện ủy Kbang Trương Văn Đạt nhấn mạnh: Sự phát triển của huyện Kbang sau khi “cán đích” NTM sẽ mở ra nhiều cơ hội để phát triển; song huyện cũng sẽ phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức ở phía trước. Vì vậy, thành công của Đại hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của huyện giai đoạn 2020-2025; tạo tiền đề cho những năm tiếp theo và hướng đến mục tiêu huyện NTM bền vững, giàu về kinh tế, phong phú về đời sống văn hóa tinh thần, vững mạnh về quốc phòng-an ninh, nhân dân có đời sống khá giả hơn.

Ưu tiên phát triển du lịch

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cho rằng: Kbang được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng, nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả, cây mắc ca, cây dược liệu; có tài nguyên rừng vào loại giàu nhất Tây Nguyên với hệ thực vật, động vật phong phú, tập trung chủ yếu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; hệ thống các thác nước đẹp, như: thác Kon Bông, thác Kon Lốc, thác Đak Bok, thác 50. Kbang cũng được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với tên đất, tên người đã đi vào lịch sử dân tộc; giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc đặc sắc, đa dạng mà không phải địa phương nào cũng có được.

Do đó, trong nhiệm kỳ tới, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cần đề ra những giải pháp ưu tiên phát triển du lịch; chú trọng kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở để khai thác các tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
 

thị trấn kbang hướng đến độ thị loại 4
Thị trấn Kbang đang hướng đến trở thành đô thị loại IV. Ảnh: Đức Thụy
Trong ngày làm việc đầu tiên, Đại hội đã bầu 35 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX (nhiệm kỳ 2020-2025). Đồng thời, Đại hội đã tiến hành lấy phiếu giới thiệu nhân sự chức danh Bí thư Huyện ủy khóa IX đối với đồng chí Trương Văn Đạt-Bí thư Huyện ủy khóa VIII. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX diễn ra ngay sau đó để bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025.


Về vấn đề ưu tiên phát triển du lịch, đại biểu Đinh Đình Chi-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đưa ra nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ di tích, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; tổ chức các lớp bồi dưỡng cho lực lượng làm công tác văn hóa, già làng, người có uy tín và các nghệ nhân dân gian, nhất là đối với người dân tộc thiểu số tại chỗ biết giao tiếp văn minh, hiểu rõ về văn hóa của dân tộc mình để hướng dẫn, thuyết minh cho khách du lịch; đưa việc bảo quản, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc vào hương ước, quy ước của thôn, làng; mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, tạo nền tảng để phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh việc ưu tiên phát triển du lịch, huyện Kbang đang quyết tâm và nỗ lực xây dựng thị trấn Kbang nhanh chóng trở thành đô thị loại IV. Theo đó, trong những năm qua, Đảng bộ thị trấn Kbang đã tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, chỉnh trang đô thị ngày càng khang trang. Đến nay, 100% tuyến đường nội thị đã được nhựa hóa và bê tông hóa; các công trình công cộng như: quảng trường, công viên văn hóa, chợ trung tâm huyện, bến xe… được đầu tư hoàn chỉnh.

Đại biểu Hoàng Long Vỹ-Bí thư Đảng ủy thị trấn Kbang-cho biết: “Đảng bộ thị trấn xác định công tác nâng cấp, chỉnh trang thị trấn theo hướng đô thị loại IV là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, thời gian tới, thị trấn sẽ tiếp tục bố trí sắp xếp, quy hoạch giãn dân và chỉnh trang tất cả các làng đồng bào Bahnar trên địa bàn gắn với các tiêu chí xây dựng làng NTM và theo hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa trên địa bàn”.

Cũng trong phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: “Để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và xây dựng huyện NTM bền vững như chủ đề Đại hội, huyện Kbang cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch về nông-lâm nghiệp-thủy sản. Tập trung ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Quan tâm phát triển công nghiệp chế biến gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, thương mại, du lịch. Đầu tư nâng cấp thị trấn Kbang đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại IV trong 5 năm tới. Đồng thời, tranh thủ các nguồn lực, phát huy tối đa nội lực để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM; phấn đấu đạt được các tiêu chí nâng cao, đảm bảo mục tiêu xây dựng NTM bền vững”.

 NGỌC SANG-NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.