Khởi tố điều tra vụ 'thuê người phá rừng' ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bốn đối tượng được Hào thuê cưa hơn 8.000m2 diện tích rừng tại huyện Kon Plông, Kon Tum, với giá 10 triệu đồng. Công an vừa khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại rừng” để điều tra, xử lý.

Ngày 12/3, Hạt Kiểm lâm huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại rừng” xảy ra trên địa bàn, chuyển hồ sơ sang công an điều tra.

Trước đó, ngày 2/2, trong lúc tuần tra khu rừng trên địa bàn, tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng và cộng đồng thôn Tu Cần (xã Hiếu, huyện Kon Plông) phát hiện 4 người đang dùng cưa máy cắt hạ cây rừng trái phép.

Tại hiện trường, tổ công tác thu giữ ba cưa xăng, đồng thời đưa bốn người gồm A Ne, A Né, A Rong (trú thôn Kon Kum, xã Măng Cành) và Đinh Văn Lang (trú huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) về cơ quan điều tra. Tại đây, cả 4 người khai nhận do Vũ Văn Hào (49 tuổi, trú Đăk Nông) thuê cưa hạ rừng.

Sau đó, lực lượng chức năng đã mời Hào lên làm việc. Đối tượng đã thừa nhận có thuê 4 đối tượng trên đi cắt hạ cây rừng tại địa bàn xã Hiếu và xã Pờ Ê với tổng số tiền 10 triệu đồng.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định có hơn 8.000m2 rừng bị thiệt hại tại 3 vị trí, gồm tiểu khu 493, lâm phần Cộng đồng thôn Tu Cần (xã Hiếu); tiểu khu 495, lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông và tiểu khu 440, lâm phần do UBND xã Pờ Ê quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.