Khi lái xe, tư thế cầm vô lăng thế nào là chuẩn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dưới đây là những kinh nghiệm cầm vô lăng, tay lái mới có thể tham khảo.
Cách cầm vô lăng
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy lái ôtô, góc cầm của vô lăng “chuẩn nhất” nên ở 9 giờ 15 phút. 
Góc cầm này sẽ giúp tài xế dễ vận hành xe nhất ở bất kỳ tình huống nào, như đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, thậm chí ngay cả trong trường hợp phanh gấp, hoặc cần phải tăng tốc.
Tư thế cầm vô lăng chuẩn giúp lái xe kiểm soát tình huống tốt hơn. Ảnh: Cartimes.vn
Tư thế cầm vô lăng chuẩn giúp lái xe kiểm soát tình huống tốt hơn. Ảnh: Cartimes.vn
Cách cầm vô lăng khi xe vào cua
Để có thể làm chủ vô lăng một cách tốt nhất, động tác kéo là kỹ năng cơ bản khi lái xe. Cụm điều hướng có cấu trúc khiến cho vô lăng thường tạo ra lực phản lại hướng đánh lái của bạn. Do vậy, tay đẩy ít có khả năng cho cảm giác đúng về lực và góc của đánh lái giống như tay kéo.
Theo kỹ thuật quay vô lăng khi vào cua, chúng ta cần chú ý khi xe vào cua bên nào thì tay của bên đó sẽ dùng để kéo vô lăng và tay còn lại sẽ dùng để đẩy vô lăng. Cách lái xe như thế sẽ giúp người lái kiểm soát được khi bị vô lăng đánh trả lái.
Khoảng cách tốt nhất từ vai đến vô lăng xe
Trước khi điều chỉnh ghế lái, tài xế cần căn khoảng cách để tay cầm vô lăng không bị quá duỗi hay bị quá gần. Nếu tay bị xa vô lăng thì tài xế khi cầm vô lăng rất khó khăn khi phải vần vô lăng nhiều vòng.
Tuy nhiên, nếu tay bị đặt quá gần cũng gây khó khăn cho tài xế khi cần xử lý các tình huống nguy cấp. Các chuyên gia khuyên bạn tư thế lái xe ô tô đúng cách là cánh tay tạo nên một góc khoảng 120 độ so với vô lăng, tức là khoảng 30cm đến 40cm.
Cách đặt các ngón cái trên vô lăng
Có rất nhiều cách cầm vô lăng ôtô, cách chuẩn nhất là ngón tay cái của tài xế phải tỳ lên vô lăng của xe chứ không phải là nắm chặt. Với cách đặt ngón tay cái như vậy, tay bạn sẽ không nắm vô lăng một cách quá chặt hay quá lỏng. Hơn nữa, khi giữ tay theo cách đó, người lái trong xe có thể thấy rõ được phản xạ của vô lăng xe so với mặt đường. Trong trường hợp khi đang lái có xảy ra các tình huống gấp, tài xế sẽ không bị móc ngón tay cái vào trong vô lăng nên cũng không bị vặn cổ tay.
Cách điều chỉnh độ nghiêng lưng ghế lái
Tư thế lái thoải mái nhất cho tài xế khi lái xe mà không gây đau lưng chính là ngả ghế lái về phía sau. Góc ngả lý tưởng nhất là khoảng 20 độ. Khi lái xe, người lái nên thực hiện cách ngồi sau: ngồi thật kín, lưng và mông được áp thật sát vào góc gập của ghế lái.
Nếu người lái không ngồi kín và không áp sát sẽ tạo ra khoảng hở khiến lưng bị cong hình chữ C, từ đó gây mỏi lưng và tổn thương cho cột sống nếu duy trì tư thế đó lâu dài.
PHƯƠNG DUY (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Lexus ES250 F Sport 2024: Mẫu sedan thể thao hạng sang với giá từ 2,95 tỷ đồng

Lexus ES250 F Sport 2024: Mẫu sedan thể thao hạng sang với giá từ 2,95 tỷ đồng

(GLO)- Lexus ES 250 F Sport 2024 là mẫu sedan thể thao cao cấp, thuộc thế hệ thứ 7 của dòng Lexus ES. Ra mắt lần đầu tại Việt Nam vào đầu năm 2024, ES 250 F Sport đã nhanh chóng thu hút người tiêu dùng nhờ thiết kế đậm chất thể thao, hiệu suất vận hành ấn tượng và các tiện nghi hiện đại.

Tới thời của xe 'xanh'

Tới thời của xe 'xanh'

Ứng dụng công nghệ xanh là xu hướng tất yếu, buộc các hãng xe bảo thủ như Subaru, Honda... cũng phải nhanh chóng chuyển đổi.

36.585 xe ô tô được bán ra trong tháng 9

36.585 xe ô tô được bán ra trong tháng 9

(GLO)- Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9-2024, tổng doanh số ô tô của các đơn vị thành viên bán ra thị trường Việt Nam đạt 36.585 xe (tăng 45% so với tháng 8-2024).