Ia Tiêm đất dữ hóa lành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn chục năm về trước, xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) là một trong những điểm nóng, nhiều người nhẹ dạ cả tin bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục tham gia gây rối, vượt biên trái phép. Với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhiều người lầm lỗi đã tìm lại cho mình con đường sáng. Bước qua sóng gió, Ia Tiêm giờ đã không chỉ tìm lại cho mình nhịp sống yên bình vốn có mà đáng mừng hơn, vùng quê này đang ngày càng khởi sắc…

Đứng lên từ bóng tối…
 

 Ngôi nhà khang trang mọc lên ngày càng nhiều trên các buôn làng ở Ia Tiêm. Ảnh: Lê Hòa
Ngôi nhà khang trang mọc lên ngày càng nhiều trên các buôn làng ở Ia Tiêm. Ảnh: Lê Hòa

Mười mấy năm đã trôi qua nhưng trong sâu thẳm ký ức của anh Kpă Dó (làng Lê Ngol, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) vẫn chưa quên chuỗi ngày lầm lỡ anh từng trải qua. Sáng sớm một ngày đầu năm 2002, Kpă Dó thấy một số người dân trong làng kéo nhau ra đường lớn dẫn về thành phố, chưa hiểu sự tình ra sao nhưng vì tò mò, Kpă Dó cũng khấp khểnh bước theo… Ngày hôm sau, Dó lên rẫy cà phê để chuẩn bị cho đợt tưới nước thì một người tên Thi cùng làng tìm tới. Thi bảo Dó cùng trốn theo nhanh kẻo Công an đến bắt, vì hôm trước Dó có tham gia trong nhóm biểu tình lên Pleiku. Nghe Thi dọa, Dó lo sợ vứt cuốc, cũng chẳng kịp chạy về nhà báo cho vợ con, lên đường trốn theo Thi. 25 ngày chui lủi luồn rừng khổ cực không kể hết. Muỗi, vắt bủa vây, lương thực mang theo hết, đám người chỉ biết ăn lá cây rừng, uống nước suối cầm hơi. Mỗi khi chợp mắt, hình ảnh vợ con ở nhà lại hiện về, Dó ân hận lắm. Nhiều người hoảng sợ đã bỏ về. Dó cũng sợ lắm nhưng đành lầm lũi về theo.

Biết Dó gặp khó khăn trong làm ăn, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho Dó vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển sản xuất. Dó đầu tư trồng cà phê, tiêu, bắp, mì, giờ mỗi năm, anh Dó thu trên dưới 500 triệu đồng. Nhờ sử dụng nguồn vốn hiệu quả, Dó còn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tổ tín dụng, làm cầu nối giữa người dân và Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh huyện Chư Sê. “Chỉ có tu chí, chăm chỉ làm ăn chính đáng mình mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc”-Dó rút ra bài học kinh nghiệm từ chính cuộc đời mình. Hiện nay, tổng dư nợ mà Ngân hàng Chính sách Xã hội đang cho các hộ dân trong tổ vay thông qua tổ tín dụng do Dó làm Tổ trưởng đạt trên dưới 1 tỷ đồng. Có vốn, có tấm gương Dó để học hỏi, bà con trong làng vươn lên xóa đói, thoát nghèo và sự thật đã có nhiều hộ nghèo ở làng Lê Ngol đã làm được điều đó.

Tương tự như trường hợp của Kpă Dó, ông Kpă Pim cũng là người cùng làng. Ông Pim kể rằng, thời điểm năm 2002 dù ông ruộng rẫy nhiều nhưng do không biết cách làm ăn nên vẫn nghèo khó. Dựa vào điều đó, kẻ xấu xúi ông vượt biên ra nước ngoài để “không làm cũng có ăn”. Bùi tai, ông Pim về nhà lấy 8 lon gạo rồi bắt đầu hành trình vượt biên. Kiệt sức sau chuỗi ngày chui lủi tìm đường vượt biên, Pim đau khổ khi nhận ra mình bị lừa. Nhớ làng, nhớ vợ con nhưng không thể tự tìm đường về. May mắn cho Pim khi nhóm ông được cảnh sát nước bạn và Bộ đội Biên phòng Việt Nam giúp đỡ để trở về địa phương. “Giờ mình có 3.000 cây cà phê xanh tốt, hàng năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Con gái út đang học đại học ở Đà Nẵng, đứa lớn lập gia đình ổn định hết rồi.  Bây giờ người ta rủ tôi đi, tôi không bao giờ đi nữa”-ông Pim nói.

…Bước ra ánh sáng

Ông Rcom Việt-Bí thư Đảng ủy xã Ia Tiêm cho biết: Ia Tiêm có trên 80% dân số là người Jrai. Chục năm trước, nơi đây được coi là địa bàn nóng về tình trạng người dân vượt biên, mỗi năm xảy ra 2-3 vụ, cá biệt có năm xảy ra tới 5 vụ. Được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên cũng như nỗ lực từ các cấp ủy Đảng, chính quyền và ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc đấu tranh ngăn chặn nên tình trạng vượt biên giảm dần. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, chưa có trường hợp nào tham gia vượt biên. Đối với những người từng vượt biên đã quay lại địa phương, chính quyền dùng nhiều biện pháp kiểm điểm, giáo dục, khuyên răn đồng thời hỗ trợ giúp họ tái hòa nhập cộng đồng cũng như bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Hiện giờ, có người đã là tỷ phú.

Cùng với nỗ lực, đoàn kết giữa chính quyền và người dân, Ia Tiêm bây giờ đã đổi khác. 10 năm trước, Ia Tiêm có hơn 50% số dân thuộc diện hộ nghèo, hiện nay, trong tổng số 1.967 hộ với 8.543 nhân khẩu chỉ còn 203 hộ thuộc diện hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,32%. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 18,5 triệu đồng/năm; phấn đấu thời gian đến sẽ nâng mức thu nhập lên 23 triệu đồng/người/năm. Về Ia Tiêm hôm nay, những con đường đất đỏ đã được thay bằng đường nhựa phẳng lì về tận ngõ xóm. Nhà cửa khang trang, ruộng vườn tươi tốt nhờ người dân biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Người dân Ia Tiêm đã thực sự quên đi giấc mộng xa hoa nơi xứ người mà đã biết yêu quý hơn giá trị của sức lao động chính đáng bằng bàn tay, khối óc của chính mình. Đó là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một quê hương bình yên, trù phú.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm