Huyện Ia Grai: Tập trung làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh  và vốn huy động sự đóng góp của người dân. Huyện Ia Grai không ngừng đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn giúp việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thuận lợi. Phong trào này đã nhận được sự đồng thuận lớn của người dân. Hiện tại chương trình xây dựng, duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn tiếp tục được duy trì phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Là một trong 3 huyện biên giới của tỉnh có đường biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia, cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 20 km. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Ia Grai gồm tuyến quốc lộ 14C dài hơn 17 km nối từ Km 107+ 900 (cầu Sê San) đến điểm cuối giáp tại Km 124+900 của huyện Đức Cơ. Cùng với đó, tuyến tỉnh lộ 664 dài 58,4 km đi qua các xã Ia Dêr, thị trấn Ia Kha, Ia Tô, Ia Krái và đấu nối vào quốc lộ 14C. Bên cạnh đó, hệ thống đường nội thị dài khoảng 39,6 km, đường huyện dài 216 km; đường liên xã có chiều dài 293,93 km; đường giao thông đi lại trong các thôn, làng  dài 901,27 km…

Theo số liệu tổng hợp từ Văn phòng UBND huyện Ia Grai cho biết, từ năm 2010 đến nay toàn huyện đã đầu tư xây dựng mới; nâng cấp và sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng 140 công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn tương đương  khoảng 155,9 km. Trong đó, xây mới 123 công trình với tổng  chiều dài 104,36 km; duy tu sửa chữa, bảo dưỡng 17 công trình tương đương khoảng 51,54 km. Tổng các nguồn vốn để thực hiện chương trình làm đường giao thông nông thôn lên đến 117,061 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 63,468 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 11,981 tỷ đồng; nguồn vốn huyện đầu tư 28,075 tỷ đồng và đặc biệt là nguồn vốn huy động  sự đóng góp của nhân dân lên đến 13,563 tỷ đồng.

Nhờ đó, đến nay các trục đường xã và liên xã trên địa bàn huyện đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông-Vận tải đạt 93% tương đương 190,75 km; các thôn, làng đã được cứng hóa đạt 65,59%... 13/13 xã, thị trấn đã nhựa hóa đến tận trung tâm xã.

Song song với đầu tư xây dựng mới, công tác duy tu sửa chữa và bảo dưỡng cũng được huyện quan tâm đúng mức. Từ năm 2010-2015 toàn huyện đã đầu tư duy tu, bảo dưỡng 17 công trình với số vốn trên 10,6 tỷ đồng. Nguồn vốn này xuất phát từ  từ nguồn vốn 135 và vốn sự nghiệp giao thông của huyện. Đến nay khoảng 70% các tuyến đường tỉnh và đường huyện đã được cơ quan chuyên môn cắm biển báo hiệu giao thông đường bộ.

Ông Tài Văn Trung-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Grai cho biết: “Từ năm 2010 đến nay chương trình làm đường giao thông nông thôn và việc đầu tư nguồn vốn duy tu sửa chữa giao thông trên địa bàn huyện được thực hiện khá thường xuyên. Bởi hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đầu tư xây dựng từ những năm 2004 đến nay đã xuống cấp, đi lại khó khăn. Để đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi từ năm 2012 đến nay mỗi năm huyện đều dành một khoảng kinh phí từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng duy tu, sửa chữa bảo dưỡng các tuyến đường liên xã, liên thôn… Riêng trong năm nay khoảng 5 tỷ đồng, sửa chữa một số đường liên xã từ Ia Bă- Ia Hrung; đường từ xã Ia Dêr từ tỉnh lộ 664 đi thành phố Pleiku; hệ thống mương thoát nước mở rộng lề đường và làm biển báo, phát quang…”.
 
Việc đầu tư xây dựng và duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn thường xuyên giúp người dân đi lại thuận lợi, hàng hóa được lưu thông vận chuyển suôn sẻ… Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển mạnh trong những năm tới.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm