Dân mạng dậy sóng khi hồ sơ của Hương Giang trên trang bách khoa toàn thư mở bản tiếng Việt liên tục bị thay đổi và thêm nhiều thông tin sai. Trước sự việc, phía Wikipedia khóa chức năng chỉnh sửa.
|
Hương Giang liên tiếp bị tấn công trên trang hồ sơ thuộc Wikipedia khiến đơn vị này phải khóa tính năng chỉnh sửa. ẢNH: TL/CHỤP MÀN HÌNH |
Hương Giang gần đây liên tiếp bị antifan tấn công trên mạng xã hội. Trước đó, group "Anti Nữ hoàng đạo lý” với nội dung chống lại cô thu hút sự tham gia của nhiều người, cán mốc hơn 100.000 thành viên, với nhiều group "dự phòng". Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt antifan còn mở rộng phạm vi "hoạt động", thả phẫn nộ và để lại hàng loạt bình luận tiêu cực trong các chương trình, livestream mà cô cộng tác cùng nhà đài, nhãn hàng.
Sự việc cao trào khi Hương Giang đăng đàn phản ứng, sau đó tung video cùng người mặc sắc phục công an đến tận nhà antifan đối chất. Những tưởng xoa dịu được dư luận, phía này còn tạo nên làn sóng phản đối gay gắt. Điển hình là việc ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 liên tiếp nhận được hashtag #taychayHuongGiang kèm theo đó là những bình luận phản ứng khi đưa tin có sự góp mặt của cô.
|
Chức năng bổ sung thông tin và chỉnh sửa tùy ý trên trang Wikipedia đã bị khóa. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH |
Đáng chú ý, profile (hồ sơ lý lịch) của Hương Giang trên trang Wikipedia cũng bị đánh phá. Dựa vào thuật toán cho phép người dùng đóng góp nội dung và tùy ý chỉnh sửa, một số người đã thay đổi và thêm nhiều thông tin bất lợi cho nữ ca sĩ. Điển hình, trong phần tiểu sử của Hương Giang, lịch sử chỉnh sửa cho thấy nhiều người đã thêm vào tên mới cho cô là: Thích Hương Đạo Lý Giang, HIEUTHUBA…
|
Hàng loạt thay đổi với nội dung tiêu cực trên trang Wikipedia về Hương Giang. Thậm chí, có người còn thêm vào ngày mất của nữ ca sĩ. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH |
Đồng thời, một số điều chỉnh cho thấy có người thay đổi danh xưng của Hương Giang hiện tại bằng tên deadname Ngọc Hiếu (tên khai sinh, đã không dùng nữa) nhằm mục đích bác bỏ bản dạng giới. Chưa dừng lại ở đó, ngày mất của cô còn được ghi thành 31.10.2020...
Trước hàng loạt thay đổi mang tính đả phá, trang Wikipedia đã khóa chức năng chỉnh sửa hồ sơ của Hương Giang. Theo chính sách của đơn vị này, quản trị viên có quyền bảo vệ các trang và hình ảnh để ngăn chặn hành vi phá hoại và hỗ trợ giải quyết tranh chấp nội dung. Việc khóa chỉnh sửa để bảo vệ trang thường có hiệu lực 24 giờ, tuy nhiên, nếu sự cố tiếp tục xảy ra, lệnh khóa có thể lên đến 36 giờ.
Theo Đăng Bách (TNO)